Vặn vẹo chữ nghĩa

Đây là chữ nghĩa tiếng Anh trong khoa học. Có lần tôi nghe một nhận xét và cũng là lời khuyên rằng trong y học, không bao giờ tin vào câu kết luận của một bài báo khoa học, mà phải nhìn vào dữ liệu. Theo thời gian, kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy lời khuyên của vị trưởng thượng thật đúng. Chẳng hạn như những bài sau đây liên quan đến calcium và vitamin D mà tôi có dịp điểm qua ...


Bổ sung calcium và vitamin D (viết tắt là CaD) là một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi. Lợi ích của bổ sung CaD trong việc phòng chống loãng xương thì gần như đã được công nhận. Nhưng một phân tích của các đồng nghiệp tôi bên Tân Tây Lan cho thấy bổ sung CaD thật ra làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quị). Phát hiện này làm xôn xao dư luận công chúng, làm nhiều người trong giới y khoa suy nghĩ lại lợi ích và tác hại của bổ sung CaD.

Nhưng nếu đọc kĩ những gì họ báo cáo thì hình như có vấn đề dùng chữ ở đây. Chẳng hạn như trong một bài báo công bố năm 2011, họ kết luận rằng:

"Calcium supplements with or without vitamin D modestly increase the risk of cardiovascular events, [...] A reassessment of the role of calcium supplements in osteoporosis management is warranted." (Bổ sung CaD tăng nguy cơ bệnh tim mạch một cách khiêm tốn, [...] Một sự tái đánh giá vai trò của bổ sung calcium trong quản lí bệnh loãng xương là cần thiết).

Một kết luận rất mạnh! Nhưng nếu nhìn dữ liệu hay kết quả thì thấy tỉ số nguy cơ nhồi máu cơ tim là 1.21 (trị số P = 0.04), và đột quị là 1.20 (P = 0.05). Nói cách khác, trị số P rất ư là "mong manh", và tính mong manh đó không tương đồng với câu kết luận mạnh của nhóm tác giả.

Có lẽ nhóm tác giả này không ưa bổ sung CaD. Trong một bài báo khác cũng về bổ sung calcium (nhưng qua đường ăn uống), họ kết luận như sau:

"Dietary calcium intake is not associated with risk of fracture, and there is no clinical trial evidence that increasing calcium intake from dietary sources prevents fractures. Evidence that calcium supplements prevent fractures is weak and inconsistent." (Hàm lượng calcium từ khẩu phần ăn uống không có liên quan đến nguy cơ gãy xương, và không có chứng cứ lâm sàng cho thấy calcium từ khẩu phần ăn uống ngăn ngừa gãy xương. Còn chứng cứ bổ sung calcium chống gãy xương thì yếu ớt và không nhất quán).

Nhưng có thật thế không? Số liệu họ trình bày cho thấy bổ sung calcium giảm nguy cơ gãy xương 11%, với khoảng tin cậy dao động từ 4 đến 19% (trị số P chắc phải dưới 0.01). Ấy thế mà họ kết luận là chứng cứ yếu ớt!

Dĩ nhiên, tất cả chỉ là cách viết mà thôi. Cái hay của con số là tác giả không sửa được, nhưng với chữ thì họ có thể ... vặn vẹo được. Khi trị số P=0.04 hay P=0.05 (tức bằng chứng rất yếu) thì họ dùng tính từ "modest" (khiêm tốn). Nhưng khi kết quả có lợi cho calcium với trị số P<0 .01="" c="" h="" l="" m="" nh="" o:p="" t="" th="" u="" vi="" weak="" y="">

Rõ ràng là họ có "định kiến" với bổ sung CaD! Khi kết quả đi ngược lại niềm tin của họ, thì họ dùng chữ làm cho nó "nhẹ" lại. Khi kết quả đi đúng hướng họ trông chờ, thì họ hí hửng dùng chữ để "giết" cho được CaD. Ai nói nhà khoa học không có định kiến?

Nhưng họ có thể viết như thế không? Câu trả lời là "có thể". Trong phần kết quả, họ không thể dùng các tính từ như strong hay weak hay modest, mà phải báo cáo bằng con số và ... lạnh lùng. Nhưng khi bàn luận hay kết luận thì họ có quyền dùng các tính từ mang tính qualitative đó. Tuy nhiên, các chuyên gia bình duyệt cũng dở vì họ không ngăn được tác giả dùng các chữ quá mạnh đó so với dữ liệu. Đó cũng là một bài học về cách viết tiếng Anh trong khoa học vậy. 


10 nhà hàng sang trọng nhất cho giới thượng lưu tại Hà Nội

Hà Nội đã trở thành “mảnh đất vàng” cho các tín đồ ẩm thực khi mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn đến từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. Đây cũng là nơi toạ lạc những nhà hàng sang trọng nhất với phong cách riêng trong thiết kế và hương vị món ăn. Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trải nghiệm tuyệt vời tại top 10 nhà hàng sang trọng nhất tại Hà Nội dưới đây.

1. Nhà hàng French Grill

Nằm trong khuôn viên khách sạn năm sao bậc nhất Hà Nội JW Marriott, nhà hàng French Grill Restaurant tuy không nằm ở trung tâm thành phố nhưng vẫn là nơi tìm đến thường xuyên của những người yêu thích ẩm thực Pháp. French Grill có không gian rộng với hơn 82 chỗ ngồi, nội thất sang trọng với tông màu trầm kiểu Âu dường như đẹp hơn khi nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên từ không gian thoáng đãng bên ngoài. Điểm nhấn như quầy bar hải sản tươi sống, đèn chùm mang phong cách đèn lồng hiện đại, phòng ăn riêng nhìn ra hồ hay ghế da tiện nghi, giúp thực khách hoàn toàn thư giãn để tận hưởng một bữa ăn ngon.
Thực khách ghé French Grill sẽ nhớ mãi những trải nghiệm có một không hai khi tận mắt chứng kiến những đầu bếp, hay nói cách khác là các nghệ nhân của nhà hàng, chăm chút cho từng món ăn, hoàn thiện từng công đoạn trình bày và chú ý tới từng giọt nước sốt cuối cùng.  Tại đây, bạn có thể thưởng thức những bữa tối cao cấp cùng rượu vang ngon trong một không gian nhẹ nhàng và riêng tư nhất. 
Địa chỉ: Nhà hàng French Grill – Khách sạn JW Marriott, 8 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 18:00 - 22.30
Mách nhỏ:
- Nếu có thẻ thành viên Merriot, thực khách sẽ được giảm 50% cho bữa ăn 2 người, 33% cho bữa ăn 3 người.
- Giảm 15% cho chủ thẻ Vietinbank.

2. La Verticale


Nằm trên con phố nhỏ Ngô Văn Sở giữa những ngôi nhà giản dị của Hà Nội xưa, La Verticale là nơi hội tụ giữa văn hoá Việt Nam và nền ẩm thực Pháp. La Verticale là một nhà hàng Pháp dưới sự dẫn dắt của bếp trưởng Didier Corlou. Không gian nhà hàng mang đậm phong cách Hà Nội xưa với những nét kiến trúc Pháp đặc trưng như sàn gạch hoa cùng những cây cột cao nối tới trần nhà. Bạn có thể nếm thử các món ăn ngon trong một biệt thự được xây dựng trong những năm 1930 dựa trên kiến ​​trúc Pháp và Đông Dương. Biệt thự này được sử dụng thường xuyên và nơi cư trú của một quan chức người Huế thời Bảo Đại, và đã được phục hồi nhưng chỉ ở mức tối thiểu để giữ hầu hết các khía cạnh từ thời kỳ đó. Có năm loại màu chính đại diện cho kiến ​​trúc này: màu xanh lá cây, vàng, đen, trắng và cam. Năm màu cũng là biểu tượng của năm mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông và một phần năm được gọi là "mùa chuyển tiếp" kéo dài trong 21 ngày. Trong nhà hàng, bạn cũng có thể nhìn thoáng qua vào cuộc sống quan chức người Việt, thông qua những khung ảnh đen trắng mô tả gia đình Việt Nam qua sáu thế hệ.
La Verticale mang đến những món ăn kiểu Âu kết hợp với hương vị Việt Nam, được trang trí tinh tế và hài hoà dưới bàn tay bếp trưởng. Món ăn của Verticale là sự hòa hợp đáng ngạc nhiên của hai nền văn hóa Pháp, Việt vượt qua mọi ranh giới thông thường. Thật vậy, sự kết hợp tinh tế của các thành phần chất lượng cao với các loại gia vị khác nhau giải thích lý do tại sao các bữa ăn tại Verticale rất tuyệt vời.
Đặc biệt, bạn sẽ ngạc nhiên với những loại gia vị mang đậm sức ảnh hưởng châu Á được trưng bày trên các ổ tủ gỗ lớn. Từ những mùi hương giản vị hàng ngày như quế, hồi, nước mắm cho tới bột ớt, phấn hoa rừng,… La Vertical đem đến một trải nghiệm văn hoá ẩm thực thật sự độc đáo và cao cấp.
Địa chỉ: La Verticale – 19 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Trưa 11:00 - 14:00 | Tối 18:00 - 22:00

3. La Badiane

Với nét văn hoá mang nhiều sự ảnh hưởng của Pháp, không ngạc nhiên khi những nhà hàng kiểu Pháp luôn xuất hiện trong top những địa chỉ được yêu thích tại Hà Nội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếp cận với văn hóa Pháp và các món ăn Pháp ngay trong lòng Hà Nội không còn là điều quá khó. Một ngày đẹp trời, muốn thưởng thức hương vị ẩm thực Pháp thuần túy trong một khung cảnh cực kỳ thanh lịch, quý vị nên đến La Badiane nơi "văn hóa, con người và hương vị giao thoa với nhau". Với kiến trúc mái vòm kiểu thực dân, sự kết hợp của những tông màu nhã nhặn làm nổi bật nội thất đơn giản, hiện đại và ấm áp của nhà hàng. Bếp trưởng nhà hàng, Benjamin Rascalou, đã đem lòng yêu mến Hà Nội bởi đây là thiên đường của các loại gia vị và hương vị độc đáo. Bếp trưởng Benjamin cùng đội ngũ đầu bếp tài hoa của La Badiane đã tạo ra những món ăn tuyệt vời được yêu thích bởi thực khách Việt Nam và nước ngoài.
Một trong vài điều khiến người Pháp nổi tiếng, đó là những bữa trưa không có điểm dừng, thực khách nhâm nhi và "chém gió" vô hồi kỳ trận. Vì thế nhà hàng Pháp không dành cho những người chỉ có nửa tiếng ăn trưa. Những buổi trưa rảnh rỗi hay cần ngồi lâu với đối tác, thay vì làm đĩa cơm hay bát phở trong quán ăn đông đúc, quý vị nên ghé khuôn viên thanh bình của La Badiane lai rai menu ăn trưa từ 325.000 ++ đồng, bao gồm khai vị, món chính, món tráng miệng, thức uống. Muốn có một bữa tối « hoành tráng », quý vị cũng nên đến La Badiane thưởng thức set dinner gồm 6 món.
Địa chỉ: La Badiane – 10 Nam Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Trưa 10:00 - 14:00 | Tối 18:00 - 22:30 | Nghỉ Chủ Nhật
Mách nhỏ:
- Nhà hàng ngon thường đông khách. La Badiane rất đông khách, ngay cả vào các ngày trong tuần. Vì thế quý vị nên đặt chỗ từ trước qua EATOUT để có vị trí đẹp

4. El Gaucho - Argentinian Steakhouse

Nếu là một người yêu thích món bít tết, bạn sẽ không thể bỏ qua El Gaucho, nhà hàng sang trọng chuyên bít tết kiểu Argentina nằm tại trung tâm thành phố. Nhà hàng "El Gaucho Argentinian Steakhouse", là sự kết hợp giữa đặc sản truyền thống của Argentina với một bầu không khí hiện đại và dịch vụ xuất sắc, hiếu khách. Ẩm thực của người Argentina, châu Âu, Nam Mỹ đã tạo ra một sự pha trộn hoàn hảo của thịt, gia cầm, các loại thảo mộc và rau quả. Nối tiếp sự thành công của người tiền nhiệm tại Sài Gòn, El Gaucho đã ghi tên mình vào bản đồ ẩm thực Hà Nội và trở thành địa chỉ thưởng thức bít tết hàng đầu tại đây. 
El Gaucho mang đến trải nghiệm bít tết thực sự tuyệt vời với các loại thịt bò cao cấp được chế biến tài tình, không làm mất đi hương vị thịt tươi nguyên gốc. Mọi chi tiết trên đĩa bít tết đều được chăm chút cẩn thận nhất. Ngoài ra, nhà hàng còn phục vụ các món ăn khác như burger, các món cá, gà hay thịt lợn. Tuy nhiên, bò bít tết vẫn là “ngôi sao” của El Gaucho với mức giá không rẻ nhưng xứng đáng với trải nghiệm ẩm thực này.
Địa chỉ: El Gaucho – 11 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc 99 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ
Giờ mở cửa: 12:00 - 24:00

5. Jacksons Steakhouse


Bít tết là một trong những món ăn nước ngoài được yêu thích hàng đầu tại Hà Nội. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi những nhà hàng bít tết luôn nằm trong top những địa chỉ bỏ túi của các tín đồ ẩm thực. Tọa lạc ngay trên phố Hai Bà Trưng, một con phố trung tâm của thủ đô Hà Nội, nhà hàng Jacksons chuyên phục vụ những món ăn & đồ uống thượng hạng với 3 khu vực riêng biệt.
Món bít tết tại Jacksons Steakhouse mang hương vị độc đáo với phần thịt bò cao cấp, các món ăn kèm tươi ngon và được trình bày đẹp mắt và hài hoà màu sắc. Tại đây, bạn hãy sẵn sàng để nếm thử những ly cocktail hay rượu vang đặc biệt cùng người thân và bạn bè. 
Địa chỉ: Jackson Steakhouse – 23 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00
Mách nhỏ:
- Nhà hàng ngon thường rất đông khách, ngay cả vào các ngày trong tuần. Vì thế quý vị nên đặt chỗ từ trước qua EATOUT để có vị trí đẹp

6. The Vin Steak

Toạ lạc tại khu hồ Tây, nơi sinh sống của rất nhiều người nước ngoài tại Hà Nội, The Vin Steak là lựa chọn của rất nhiều thực khách nước ngoài khó tính khi muốn thưởng thức bít tết giữa lòng Hà Nội. Nội thất ấm áp được lấy cảm hứng từ hầm rượu cổ của người Pháp. Bạn sẽ bước vào một không gian ấm cúng với những ánh đèn vàng, những chai rượu vang hảo hạng và những bộ bàn ghế cao đơn giản mà hiện đại. Tại The Vin Steak, sự đơn giản, tươi mới là phong cách chủ đạo đến từ trang trí cho tới món ăn. Các món ăn được trình bày đơn giản nhưng không kém phần đẹp mắt, và đặc biệt mang đến hương vị tuyệt vời của thịt bò cao cấp.

Địa chỉ: The Vin Steak – 7 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00

7. Press Club

Nằm trên tầng cao của một con phố trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm, Press Club là một nhà hàng kiểu Âu với nội thất da đặc sắc mang phong cách sang trọng. Được dẫn dắt bởi bếp trưởng người Pháp giàu kinh nghiệm Guillaume Guertin, Press Club là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa tối giản dị, ấm cũng với góc nhìn Hà Nội rực rỡ từ trên cao. Nếu tới đây vào một tối thứ 6, bạn có thể sẽ có cơ hộ thưởng thức bữa ăn của mình trong những giai điệu nhẹ nhàng từ ban nhạc, đem đến một trải nghiệm thật sự khác biệt cho buổi tối cuối tuần.
Địa chỉ: Press Club – 12 Lý Đạo Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00

8. Crystal Jade Palace

Thiết kế hiện đại và sắc nét tạo ra sự khác biệt của Crystal Jade Palace so với các nhà hàng Trung Quốc khác tại Hà Nội. Các món ăn mang dấu ấn Quảng Đông trong một khung cảnh tuyệt đẹp với sáu phòng ăn riêng, bao gồm ba phòng với sân hiên ngoài trời nhìn ra hồ.
Nhà hàng ẩm thực Hồng Kông truyền thống cao cấp nằm trong khách sạn Hà Nội sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm và dư vị thực sự khó quên sau khi dùng bữa với những món ăn ngon miệng, tinh tế. Sử dụng các nguyên liệu hảo hạng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, nhà hàng phục vụ các món ăn làm say lòng thực khánh như vịt quay, heo sữa quay, tôm hùm nhập khẩu từ Úc, súp tổ yến nấu thịt và trứng cua
Địa chỉ: Crystal Jade Palace – Khách sạn JW Marriott, 8 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00
Mách nhỏ:
Crystal Jade Palace phục vụ các món dim sum đặc trưng, được làm riêng theo yêu cầu của thực khách.

9. Nhà hàng Ming


Là một trong những nhà hàng hiếm hoi phục vụ đồ ăn Trung Quốc trong không gian sang trọng bậc nhất, Ming Restaurant nằm trong khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội là một lựa chọn hấp dẫn cho những thực khách yêu thích hương vị Trung Hoa. Với món ăn phương Đông trong một bầu không khí thanh nhã, nhà hàng Ming mang đến sự niềm vui thích cho khách hàng với vô vàn các món dimsum hấp dẫn và thực đơn đặc biệt à la carte. Sự ấm cúng, bầu không khí thanh bình và ba phòng riêng khiến nhà hàng trở thành một địa điểm lý tưởng cho các buổi họp mặt gia đình cũng như các buổi ăn trưa cùng đối tác kinh doanh.
Tại đây, bạn có thể thưởng thức buffet dim sum với hơn 80 loại há cảo khác nhau. Không những vậy, các món ăn Trung Hoa không chỉ ngon miệng với hương vị độc đáo, mà còn được trang trí đặc biệt đẹp mắt dưới bàn tay bếp trưởng người Trung Quốc.
Địa chỉ: Ming Restaurant – Khách sạn Hotel Sofitel Plaza Hanoi, số 1 Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: Trưa 11:00 - 14:00 | Tối 17:30 - 22:00

10. Madame Hien

Thu mình trong một căn biệt thự kiểu Pháp trên phố Chân Cầm, Madame Hien là nhà hàng Việt Nam được đặc biệt yêu thích bởi cả thực khách trong nước lẫn nước ngoài. Tại đây, bạn sẽ bắt gặp những món ăn Việt Nam quen thuộc được nâng tầm thành những món ăn cao cấp, đẹp mắt mà không mất đi hương vị truyền thống vốn có. Madame Hien là nhà hàng thứ 2 của bếp trưởng người Pháp Didier Corlou để tưởng nhớ người bà người Việt Nam của mình. Món ăn Việt Nam trong không gian nhẹ nhàng của Pháp và Hà Nội cổ, đó là tất cả những gì bạn có thể tìm kiếm cho một bữa tối yên tĩnh, nhẹ nhàng và thoải mái.

Địa chỉ: Madame Hien – 14 Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 11:00 - 23:00
Eatout.vn - Website ẩm thực và nhà hàng cao cấp cho người sành ăn

Một kĩ năng quan trọng trong khoa học: Nói

Hôm qua tôi mời một nhà khoa học gốc Việt đến nói chuyện trong chương trình seminar của lab. Hiếm có một nhà khoa học gốc Việt nào có phong cách trình bày tốt như nhà khoa học này. "Câu chuyện" được trình bày một cách hào hứng, logic, và khúc chiết. Phong cách tự nhiên, thong thả, nhưng giữ đúng giờ. Cách trả lời câu hỏi một cách lịch sự, nho nhã. Trong khán phòng, ai cũng khen anh chàng này. Tất cả những khía cạnh đó làm tôi hài lòng vì mình đã mời đúng người -- the right person. Hài lòng hơn nữa là không làm mình mất mặt là người Việt. Điều này làm tôi có cảm hứng viết cái note này về kĩ năng trình bày trong khoa học.



Tôi nghĩ trong khoa học, cách thức trình bày trước đồng nghiệp (hay trước công chúng) là một kĩ năng rất quan trọng. Nhà khoa học thành công thường phải hội đủ 3 đặc điểm: viễn kiến, phương pháp, và kĩ năng truyền thông.  Kĩ năng truyền thông, hay communication skills, bao gồm viết và nói. Do đó, trong thời gian làm nghiên cứu sinh, các đại học phương Tây rất quan tâm đến đào tạo kĩ năng viết và nói, như là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo tiến sĩ. Ở những lab nghiên cứu, tất cả nghiên cứu sinh đều phải dự vài seminar mỗi tuần, và đó là điều kiện gần như bắt buộc. Có nơi ra qui định nếu không dự seminar đầy đủ thì sẽ bị cắt tiền trợ giúp cho đi dự hội nghị nước ngoài. 

Tôi nghĩ kĩ năng nói rất quan trọng, và đúng là một phần trong hoạt động khoa học. Chúng ta có thể có kết quả rất hay, có thể có phương pháp làm rất tuyệt, nhưng nếu chúng ta không nói được những cái hay đó thì ... cũng như không.  Dĩ nhiên, tôi không có ý nói rằng chúng ta "nổ" hay nói theo người phương Tây là "bán" (sell) hay nói quá những gì chúng ta làm; tôi chỉ đơn giản nói rằng chúng ta cần phải có kĩ năng thuyết phục. Thuyết phục người nghe rằng công trình của chúng ta làm là có ích, hoặc nếu hay hơn nữa là tầm quan trọng. Thuyết phục không phải chỉ bằng lời nói, mà phải bằng chứng cứ, và chứng cứ phải qua bình duyệt hay đã công bố.

Do đó, ở các trường đại học lớn, người ta hay có những giải thưởng gọi là "3 minute competition", tức là giải thưởng dành cho những nghiên cứu sinh tiến sĩ giải thích cho đồng nghiệp khác ngành biết mình đang làm gì, và thời gian cho phép là đúng 3 phút. Trong vòng 3 phút, nghiên cứu sinh phải nói cho được tại sao theo đuổi công trình nghiên cứu, mục tiêu là gì, cách tiếp cận ra sao, và kết quả kì vọng là gì. Tất cả phải dùng ngôn ngữ thường ngày (tức không phải ngôn ngữ khoa học) sao cho người lái taxi cũng hiểu được. Cái khó, do đó, không chỉ là giới hạn thời gian, mà còn là cách dùng ngôn ngữ.

Sau này, những hình thức "3 minute competition" được mở rộng cho các nhà khoa học đã xong luận án tiến sĩ. Qua những giới hạn, hay cũng có thể xem là thách thức đó, người trình bày phải suy nghĩ kĩ và suy nghĩ sâu, phải sắp xếp ý tưởng sao cho thành một câu chuyện hấp dẫn để thuyết phục người nghe. Đó là một dịp rất tuyệt vời để mình tự nhìn lại mình, và để mình trao dồi kĩ năng truyền thông.

Nhưng kĩ năng truyền thông là khía cạnh mà người Việt mình kém nhất. Qua nhiều tiếp xúc với các em nghiên cứu sinh gốc Việt, tôi thấy các em ấy có thể rất giỏi về chuyên môn, nhưng lại rất kém về kĩ năng truyền đạt thông tin, ngay cả truyền đạt những gì các em ấy đang làm. Thật ra, chẳng nói đâu xa, chính tôi ngày xưa cũng như thế: Tức là cũng rất dở trong việc trình bày ý tưởng và kết quả trước đồng nghiệp. Đối với người Việt chúng ta, hạn chế tiếng Anh là một điểm âm lớn, nhưng kém kĩ thuật trình bày và thiếu phong cách lại chính là rào cản lớn nhất. Chưa nói đến nội dung, nhưng ngay cả những cách soạn slide không đúng bài bản đến cách nói không thông cũng gây ấn tượng không tốt cho người theo dõi. Nhưng rất tiếc đó lại là những đặc điểm dễ thấy ở giới khoa học gốc Việt.

Tôi có một thói quen học từ thời còn làm sinh viên: Đó là tập dượt và ... tập dượt. Cứ mỗi lần đi dự hội nghị cùng nhóm, tôi yêu cầu các nghiên cứu sinh phải trình bày trước để tôi xem và góp ý. Lâu ngày thói quen này trở thành một qui ước trong lab. Bất cứ ai trong lab trước khi trình bày ở đâu cũng tranh thủ thời gian trình bày trước lab để đồng nghiệp góp ý. Góp ý đủ thứ, từ nội dung, cách chọn "money slide", cách dùng thuật ngữ, cách chọn màu sắc và font chữ sao cho người ngồi xa có thể thấy, đến cách nói và điệu bộ. Tất cả những góp ý như thế làm cho bài nói chuyện khi ra trình làng gần như là hoàn hảo (theo một qui ước chung trong khoa học).

Thế thì làm sao để có một bài nói chuyện seminar tốt? Tôi nghe các bạn hỏi. Ở đây, tôi muốn chia sẻ vài kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân như sau:

1.  Chọn chủ đề thích hợp. Khi người ta mời mình đến chia sẻ nghiên cứu, mình phải tìm hiểu xem "chủ nhà" đang theo đuổi chủ đề gì, và sở trường của họ là gì. Khi đã biết hai thông tin đó, chúng ta có thể thiết kế một bài nói chuyện dù là về việc làm của mình, nhưng việc làm đó có liên quan đến sở trường và chủ đề mà họ đang theo đuổi. Phải làm như thế để chúng ta tỏ ra là người đem lại lợi ích cho họ. Lợi ích ở đây là ý tưởng, cách tiếp cận, hay cơ hội hợp tác trong tương lai.

2.  Chú ý đến thời gian. Phải tìm hiểu xem chủ nhà cho chúng ta bao nhiêu phút. Thông thường seminar thì chủ nhà cho chúng ta 1 giờ, nhưng trong thực tế chỉ nên nói khoảng 45 phút, còn lại 15 phút để trao đổi và trả lời câu hỏi. Biết được thời gian cũng rất có ích để chúng ta quyết định số slide cần thiết.

3.  Không nên dùng quá nhiều slide. Một điều tôi thấy cần nên tránh là dùng quá nhiều slide. Dùng nhiều slide có cái hay là mình có nhiều nội dung để nói, nhưng cái nguy hiểm là người nghe sẽ quên những gì mình nói. Do đó, quyết định số slide cần thiết là hết sức quan trọng. Đối với những người nói tiếng Anh giỏi, họ có thể chỉ cần 10 slide mà nói chuyện suốt 1 giờ.  Đối với một câu chuyện khoa học phức tạp và tiếng Anh chưa tốt mấy, tôi nghĩ cứ trung bình ~2 phút cho 1 slide là lí tưởng. Do đó, một bài nói chuyện 1 giờ chỉ nên có khoảng 30 slide.

4.  Xác định thông điệp chính là gì. Trước khi soạn slide, chúng ta phải xác định một thông điệp chính mà chúng ta muốn gửi đến khán giả. Phải làm sao sau khi xong bài nói chuyện, khán giả biết mình muốn nói gì. Để xác định thông điệp chính, cần phải soạn một cái mà giới khoa học gọi là "money slide" (slide ăn tiền), tức là cái slide mà chúng ta muốn mọi người phải nhớ đến và nhắc đến. Có khi người ta đưa cái money slide ngay trong lúc bắt đầu bài giảng. Cái money slide phải đơn giản, cô đọng, không có nhiều thông tin, không được dùng nhiều chữ, chỉ dùng hình ảnh càng tốt.

5.  Câu chuyện phải khúc chiết. Không có gì buồn chán hơn khi nghe một diễn giả ê a hết chuyện này sang chuyện khác mà không có một ý chính hay một thông tin chính. Đối với một bài nói chuyện về những công trình của lab thì chúng ta phải dẫn dắt người xem từ công trình A, đến công trình B, C, và kết thúc công trình D. Dĩ nhiên công trình B là nối tiếp công trình A, và C là hệ quả của B, v.v. Với cách sắp xếp như thế, khán giả sẽ được thưởng lãm một câu chuyện có đầu có đuôi. Nếu bài nói chuyện chỉ tập trung vào một công trình, thì cách sắp xếp là từ ý tưởng hay cảm hứng, đến cách tiếp cận, kết quả, và ý nghĩa, và sau cùng là hướng đi kế tiếp.

Nên nhớ rằng "câu chuyện", chứ không phải là bài giảng - lecture. Câu chuyện mang tính chuyên môn ở bậc cao nhưng thân mật, còn lecture là mang tính sơ đẳng dành cho sinh viên hay người không biết gì. Lẫn lộn câu chuyện thành lecture là rất nguy hiểm!

6.  Cách nói thong thả.  Nói chuyện trong seminar chúng ta có khá nhiều thì giờ, nên không cần phải "nói như chạy". Nên tập cách nói thong thả, phát âm rõ ràng, nhưng nhịp điệu phải lên xuống, nhấn nhá. (Thử tưởng tượng chúng ta nghe một người nói suốt 45-50 phút với cái giọng đều đều thì sẽ dễ buồn ngủ như thế nào). Tôi rất ấn tượng với cách vào đề của anh chàng tôi mời: Anh ta bắt đầu bằng cách cám ơn chủ nhà, sau đó anh ta nói về ngoài trời đang có gió mưa tơi tả (để bắt chuyện), rồi mới giới thiệu nội dung bài nói chuyện. Anh ta biết nhấn chỗ nào để người xem chú ý, và biết dùng kĩ thuật animation để mô tả câu chuyện rất tuyệt vời.

Nói thong thả còn áp dụng cho mỗi slide. Một trong những thói quen tôi thấy ở nhiều diễn giả là họ trình chiếu 1 slide rồi dành ra chỉ 1-2 giây hay cao lắm là 30 giây để nói về slide đó. Tôi cho rằng cách làm như thế là rất dở, vì nó làm cho khán giả nghĩ rằng diễn giả không có ý gì để nói, và nếu thiếu ý thì trình bày slide đó làm gì cho mất thì giờ?! Một điểm khác là trình bày slide quá phức tạp hay chữ quá nhỏ, không ai đọc được, cũng là một khiếm khuyết cần phải khắc phục.

Khi diễn giả tiêu ra nhiều thì giờ cho một slide đơn giản, điều đó gửi một tín hiệu tốt cho người xem rằng diễn giả là người am hiểu câu chuyện từ A đến Z. Sự hiện diện của slide chỉ là một yếu tố phụ mà thôi. Tiêu ra nhiều thì giờ cho một slide còn cho khán giả thấy diễn giả là một "master" câu chuyện của mình, và chính điều đó làm cho khán giả có thể tin vào diễn giả.

Dĩ nhiên, đại kị nhất là đọc slide. Đọc slide là một tín hiệu cho thấy diễn giả không biết câu chuyện mình nói. Người ta sẽ hỏi: Chúng tôi cũng có thể đọc slide, hà cớ gì phải mời vị này đến đây? Không bao giờ đọc slide!

7.  Nói với khán giả, không phải nói với slide.  Một trong những khiếm khuyết hay thấy là diễn giả chỉ nhìn vào slide và nói. Phong cách này làm cho người ta có cảm tưởng diễn giả đang nói chuyện với slide, nhưng họ kì vọng diễn giả nói chuyện với họ. Do đó, khi đã trình chiếu slide, thì diễn giả nên nhìn vào khán giả mà nói, và thỉnh thoảng chỉ đề cập đến slide bằng cách dùng laser pointer. Đây chính là lí do tại sao tôi hay yêu cầu nghiên cứu sinh phải học thuộc lòng nội dung bài nói chuyện của mình để không phải lúng túng và ... không quên. 

Một điều quan trọng cần phải chú ý là cách dùng laser pointer. Một số em nghiên cứu sinh có lẽ do hồi hộp nên vung laser pointer ... tùm lum, và do đó tạo ấn tượng không tốt. Một khiếm khuyết khác là dùng laser pointer quá ngắn, nên người ta không theo dõi được. Cũng không nên xoáy xoáy laser pointer quá nhiều làm cho khán giả khó chú ý. Cách dùng laser pointer hợp lí là chỉ vào điểm mình cần nhấn mạnh, và cần phải dành ra khoảng 5-10 giây để khán giả có đủ thì giờ theo dõi.

8.  Cách nói "chuyển tông".  Một trong những khó khăn khi trình bày bài nói chuyện bằng slide là chuyển tiếp từ slide này sang slide khác. Một số người có thói quen dừng lại sau khi nói xong một slide, rồi mới bấm nút chuyển tiếp sang slide kế tiếp. Cái khoảnh khắc dừng lại đó nó tạo ra một khoảng trống thời gian rất bất lợi cho diễn giả. Do đó, người có kinh nghiệm thường dùng cách chuyển tông như sau: Nói đến hết slide, thì diễn giả bắt đầu giới thiệu slide kế tiếp, và trong khi nói chuyện thì tay bấm ngay nút chuyển tiếp. Cách nói chuyển tiếp có thể là "Now, I am going to show you a very important data ...", hay"In the next slide, I am going to show you that ...", hay "Shown in the next slide is some very interesting information ...", hay"Now, I would like you to pay attention to the next slide ..." Với cách chuyển tông như thế, người nghe sẽ cảm thấy được lĩnh hội một câu chuyện đầy đủ và liên tục.

9.  Tỏ ra thân thiện. Khi được mời đến nói chuyện, chúng ta là khách của chủ nhà. Mà, đã là khách thì cần phải tỏ ra thân thiện với chủ nhà và đồng nghiệp của chủ nhà. Có nhiều cách tỏ thái độ thân thiện, từ cách nhìn, đến nụ cười, và nhất là cách trả lời câu hỏi. Nhưng một điều cần phải tránh, tuyệt đối tránh, là không bỏ tay vào túi quần. Bỏ tay vào túi quần là một cử chỉ được xem là ngạo mạn, phách lối, và sẽ gây thiếu thiện cảm ở diễn đàn.

10.  Cách trả lời câu hỏi thuyết phục.  Một seminar lúc nào cũng có câu hỏi, và câu hỏi góp phần làm hào hứng "câu chuyện". Nhưng cách mà diễn giả xử lí và quản lí câu hỏi là một yếu tố khá quan trọng để cho bài nói chuyện thành công. Đối với những câu hỏi hay, thì cách trả lời là khen người đặt câu hỏi trước khi trả lời. Những câu khen có thể là "This is a very good question ...", hay "The question you raised is very interesting ...", hay "Thank you for raising that question, and I am happy to tell you that ...", hay hoa hoè một chút, "Well, that is a very beautiful point ..." Đối với những câu hỏi dở hay quá sơ đẳng, thì mình cũng nên tỏ ra lịch sự nhưng không khen, nhưng đi thẳng vào câu trả lời. Câu trả lời tốt nhất là câu trả lời có chứng cứ, tức trích dẫn một dữ liệu nào đó trong một tập san danh tiếng. Nếu chúng ta không đồng ý với quan điểm của người đặt câu hỏi, thì cách nói lịch sự nhất là "I think your point is very relevant, but I would like to think that ...", hoặc "I think your view is not really different from mine, but they do complement each other in this respect." Một điều tuyệt đối cần phải tránh khi trả lời là không được lên lớp người đặt câu hỏi, không được tỏ thái độ lên lớp.

Như tôi nói, và tôi muốn nhắc lại, rằng người Việt chúng ta có một bất lợi khi trình bày báo cáo khoa học là vấn đề tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Anh không phải là rào cản lớn nhất, nhưng phong cách trình bày mới chính là yếu tố làm cho diễn giả người Việt "mất điểm". Hi vọng 10 điều tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn một chút trong sự nghiệp khoa học của mình.

Tôi có cơ hội mời nhiều khách đến chia sẻ nghiên cứu ở lab tôi, trong đó có 3 người gốc Việt. Lần trước là một em thuộc vào nhóm trẻ (dưới 40 tuổi), lần này cũng là một em thuộc nhóm trẻ. Và, cả hai em, đặc biệt là em hôm qua, không hề làm tôi thất vọng, mà còn cảm thấy tự hào là người Việt. Chỉ cần nhìn qua cách sắp xếp nội dung và phong cách trình bày, tôi nghĩ em này có một tương lai sáng. Việt Nam chúng ta rất cần những người như hai em này, nhưng có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội giúp Việt Nam.


Người tị nạn thời nay


Hôm qua xem một phóng sự về tình cảnh của người tị nạn A Phú Hãn (Afghanistan) và Ba Tư (Iran) ở Nauru mà cảm giác buồn vui lẫn lộn, và không thể không so sánh & hồi tưởng về cái thời người Việt tị nạn bên Thái Lan và các nước Đông Nam Á vào thập niên 1980s ...


Trong mấy năm gần đây, làn sóng tị nạn từ A Phú Hãn, Ba Tư, hay các nước Hồi giáo nói chung. Thật ra, có cả một làn sóng tị nạn từ Việt Nam nữa (chủ yếu là những người đi tàu từ Nghệ An - Hà Tĩnh). Những người này đi tàu trực tiếp đến Úc. Những nhóm người Hồi giáo thì họ đi đến Nam Dương (Indonesia) trước, rồi ở đó chờ mua tàu đi thẳng qua Úc. Còn người từ Việt Nam thì đi thẳng đến Úc. Con số lên đến nhiều ngàn người. Tuy không nhiều như thời thập niên 1980s, nhưng với vài ngàn người đến thẳng Úc làm cho chính quyền lúng túng đối phó.

Cách mà Úc đối phó rất kì quặc và bị nhiều người chỉ trích. Thoạt đầu Úc lập ra lập ra các trại tị nạn trên một số đảo thuộc chủ quyền Úc để chứa người tị nạn và để sàng lọc ai là người tị nạn thật sự và ai là tị nạn kinh tế. Nhưng giải pháp này xem ra không hiệu quả khi có quá nhiều người liên tục đến Úc, nên Úc thương lượng với một số quốc đảo như Nauru và cả Cambodia để tài trợ cho các nước này, lập trại tị nạn, và nhờ họ quản lí. Nói cách khác, Úc không muốn người tị nạn đặt chân đến Úc một cách vượt rào, mà phải qua qui trình sàng lọc đàng hoàng. Một số người đấu tranh cho nhân quyền xem đó là một chính sách kì thị. Nước Úc vốn đã có tiếng là kì thị, nên với chính sách mới đối với người tị nạn thì càng mang tiếng xấu hơn.

Câu hỏi đặt ra là Úc chăm sóc người tị nạn như thế nào. Trong quá khứ đã có nhiều đoàn phóng viên Úc đến các trại tị nạn ở Nauru làm phóng sự và cung cấp cho khán giá nhiều hình ảnh về đời sống của họ trong đó. Nói chung những phóng sự này (của các đài truyền hình Úc, kể cả đài ABC của chính phủ Úc) cho thấy người tị nạn rất khổ cực, bị ngược đãi, sống trong môi trường bẩn thỉu và tù túng. Tất cả chỉ để nói lên rằng Úc là một nước ... vô cảm. Nước văn minh nhưng vô cảm và kì thị.

Nhưng phóng sự ngày hôm qua cung cấp một bức tranh khác. Theo phóng sự này thì cuộc sống của người tị nạn trên đảo Nauru có vẻ rất ... sung túc. Họ ở trong phòng riêng giống như khách sạn không sao. Phòng có máy giặt, phòng ăn, bàn ghế, giường ngủ, v.v. khá chỉnh chu, chẳng khác gì một căn hộ ở Úc! Tôi không nghĩ là có sự dàn dựng "làm cảnh" ở đây, mà là thực tế như thế. Người tị nạn không hề bị giam giữ, họ có thể hoà nhập với cộng đồng người địa phương trên đảo. Một số người tị nạn thậm chí còn mở doanh nghiệp nhỏ gần bãi biển. Nhưng cái khổ tâm của họ là chỉ sống quanh đảo, chính phủ Úc đã nói rất rõ là họ không được định cư ở Úc. Đa số đã ở Nauru 3 năm. Một số người đòi về nguyên quán, nhưng chưa biết cách giải quyết ra sao, ai sẽ là người trả tiền cho họ về quê, và nước của họ có chấp nhận họ quay lại hay không. Toàn những vấn đề phức tạp và nhức đầu.


    Một căn phòng trong trại tị nạn Nauru 

Tuy nhiên, nhìn những cảnh sinh hoạt của người tị nạn trên đảo Nauru làm tôi ngậm ngùi nhớ đến tình cảnh người tị nạn VN ở Thái Lan. Thời đó (thập niên 1980), hàng trăm ngàn người Việt liều mình vượt biển đến các nước Đông Nam Á để xin đi tị nạn một nước thứ ba ở phương Tây (chủ yếu là Mĩ, Canada, Pháp và Úc). Đại đa số (có lẽ 95%) chúng tôi đến Thái Lan chẳng có một cái gì dính túi, chỉ có bộ đồ trên người. Chính quyền Thái Lan xem chúng tôi là những người xâm nhập bất hợp pháp (dĩ nhiên rồi), và do đó phải đưa vào các trại tạm giam. May mắn là các trại tạm giam này do Cao uỷ Tị nạn Liên hiệp quốc quản lí nên điều kiện không hẳn là trại tù, mà đúng nghĩa là tạm giam. Chúng tôi được đưa đến những trại tị nạn được vội vã dựng lên [thường là] ở những vùng gần biển hay "khỉ ho cò gáy".


Một dãy nhà tiêu biểu trong một trại tị nạn Thái Lan vào thập niên 1980

Điều kiện trong trại tị nạn rất ư là khắc nghiệt. Chúng tôi không được đi ra ngoài trại, mà phải sống trong vùng được rào bởi dây kẽm gai. Có lính gác chung quanh trại. Trong trại thường có những dãy nhà chia thành 3 khu cho 3 nhóm người Việt, Miên, Lào. Mỗi dãy nhà có nhiều nhà, và mỗi nhà chứa khoảng 10-20 người. Tính chung, mỗi dãy nhà có thể chứa hàng ngàn người. "Nhà" không có phòng riêng, mọi người ở chung nhau. Không có bếp, không có bàn ghế, không có bất cứ một thứ gì. Ăn uống thì tập trung. Tắm giặt thì cũng tập trung. Tuy nhiên, trong trại có những tổ chức thiện nguyện từ các nước phương Tây đến dạy tiếng Anh, dạy văn hoá, điều hành thư viện, và một số dịch vụ xã hội.

Do đó, so sánh với các trại tị nạn do Úc dựng lên ở Nauru thì người Việt tị nạn thời xưa khổ hơn gấp vạn lần. Có lẽ là người Việt đã quan chịu đựng và nhẫn nhục, thời đó chúng tôi không dám đòi hỏi gì từ các nước nhận người tị nạn. Họ nhận thì mình đi, họ không nhận thì mình tìm chỗ khác, chứ không dám phản đối. Tuyệt đối không ai dám chỉ trích nước nhận mình là kì thị. Nhưng nhìn thái độ của những người tị nạn ở đảo Nauru tôi rất ngạc nhiên. Họ than vãn đủ thứ chuyện, như đồ đạc bị người địa phương ăn trộm, không dám ra ngoài, ra ngoài thì bị người địa phương dèm pha, v.v. Khi phóng viên hỏi chính quyền địa phương thì họ nói ngược lại, và cho rằng những người tị nạn hay phịa chuyện; họ chỉ ra rằng có vài người tị nạn lập doanh nghiệp buôn bán mà có ai nói gì đâu. Họ chỉ ra những tài liệu nặc danh do người tị nạn rải trong cộng đồng với nội dung đe doạ người địa phương. Một điều làm tôi rất ngạc nhiên là người tị nạn tỏ ra rất hung hăn, họ chửi Úc không còn một từ nào tồi tệ hơn, dù họ muốn … đi Úc.

Tôi nghĩ qua thiên phóng sự trên, có lẽ chẳng có bao nhiêu người Úc có cảm tình với người tị nạn ở Nauru. Người Hồi giáo ở Úc hiện đang rất khổ tâm vì mang tiếng là dung dưỡng khủng bố. Tất cả những vụ khủng bố chết người ở Úc trong thời gian qua đều dính dáng đến người Hồi giáo. Một điều đáng chú ý là có người còn rất trẻ (ở tuổi vị thành niên) mới đến Úc tị nạn chỉ có vài năm mà cũng trở thành căm thù nước Úc và trở thành khủng bố nghiệp dư. Cảnh sát Úc phanh phui ra những email nặc danh mang tính đe doạ, những email liên lạc với nhóm khủng bố đâu đó bên Trung Đông, tàng trữ vũ khí, tài liệu truyên truyền cho các nhóm Hồi giáo cực đoan, v.v.

Những vụ như thế, dù chỉ là thiểu số, nhưng nó không giúp gì cho hình ảnh người Hồi giáo ôn hoà. Nó càng chẳng giúp ích gì cho người tị nạn ở Nauru đang chờ xin đi Úc. Rồi nay cộng thêm cái thiên phóng sự ngày hôm qua, tôi nghĩ cảm tình của người Úc dành cho người tị nạn Hồi giáo cũng vơi đi khá nhiều. Cá nhân tôi trước đây cũng đấu tranh cho quyền người tị nạn Hồi giáo, nhưng nay xem qua thiên phóng sự tôi thấy niềm tin của mình bị "dao động".

TB: Trong thiên phóng sự tôi không thấy có mặt người Việt. Có lẽ những người tị nạn Việt đến Úc gần đây đã được chuyển qua Miên. Úc có những trại giữ người tị nạn ở Miên.    

Dịch vụ SEO