Hội chứng ái kỉ trong khoa học

Một trong những cuốn sách thú vị nhất mới xuất bản gần đây là cuốn "An Essay on Science and Narcissim" (Luận về khoa học và hội chứng ái kỉ) của Giáo sư Bruno Lemaitre (1).  Tại sao Gs Bruno Lemaitre viết cả một cuốn sách bàn về "hội chứng" ái kỉ trong khoa học? Lí do nghe qua thì rất cá nhân, nhưng nó có ý nghĩa toàn cầu. Sếp cũ của anh ta là Jules Hoffmann, người sau này được trao giải Nobel về khám phá mà ông ấy không có công trạng gì cả. Để hiểu cuốn sách của Lemaitre, chúng ta có thể tưởng tượng ra 3 ông giáo sư dưới đây (tuy là tưởng tượng, nhưng dựa trên thực tế):




Trường hợp 1: Ông A là một giáo sư thực thụ (full professor) và phó khoa trưởng của một khoa công nghệ thuộc một đại học có hạng của Mĩ. Thành tích nghiên cứu của ông tuy không thể so sánh với các đồng nghiệp từ các đại học hàng đầu, nhưng thành tích xin được tài trợ của ông thì rất đáng nể. Ông là người "đam mê" với con số. Những con số về bài báo khoa học, về trích dẫn, về các chỉ số trắc lượng khoa học, kể cả "impact factor" được ông chú ý rất kĩ, dù ông không có những con số ấn tượng nào so với đồng nghiệp khác! Đa số những bài báo của ông là do postdoc viết, còn bản thân ông từ ngày xong PhD đến khi gần nghỉ hưu chưa có đến 30 bài là tác giả đầu. Nhưng labo của ông là thuộc hạng "khủng", với rất nhiều postdoc và nghiên cứu sinh. Ông có cách xin tài trợ qua những mối liên hệ với những người quyền thế trong xã hội và kĩ nghệ. Với chức danh giáo sư ông có thể thuyết phục những người ngoài khoa học để có tiền làm những dự án lớn. Ông dùng những từ ngữ 'đao to búa lớn', vẽ ra những viễn kiến rất 'trời ơi' nhưng dễ làm cho người có quyền thế hài lòng. Ông được các hiệp hội trao nhiều giải thưởng chuyên ngành. Ông cũng được xem là một nhà khoa học thành công, nhưng sự thành công của ông là do ngoại giao hơn là thực lực.

Trường hợp 2: Ông B là một giáo sư y khoa nổi tiếng trên thế giới, từng giữ nhiều trọng trách trong các hiệp hội y khoa không chỉ cấp quốc gia mà còn quốc tế. Ông đứng tên trong ban biên tập của hàng chục tập san y khoa lừng danh trên thế giới. Ông là một ngôi sao sáng, là KOL (key opinion leader) của các công ti dược, được các công ti trả tiền đi nói chuyện về thuốc điều trị cho công ti khắp thế giới, từ Âu sang Á, từ Á sang Mĩ. Nói ngắn gọn, ông là một nhà khoa học hạng "high flyer" đúng nghĩa. Lí lịch khoa học của ông cực kì ấn tượng, với hơn 500 bài báo khoa học và nhiều giải thưởng cấp quốc tế. Nhưng một hôm, có người nhận xét trong đơn xin tài trợ của ông rằng số bài ông đứng tên tác giả đầu chưa đầy con số 20, còn số bài tác giả chính (correspondence author) thì cũng chỉ xấp xỉ son số bài báo tác giả chính. Ông chưa một lần xuống lab để làm vì ông xem đó là việc làm của hạng thấp kém. Ông cũng chẳng hề giảng dạy, vì ông xem đó không phải việc của giáo sư. Có thể nói rằng ông cũng là một nhà khoa học thành công, nhưng sự thành công đó được xây dựng trên công sức của người khác.

Trường hợp 3: Ông C là một nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về những đóng góp quan trọng trong chuyên ngành miễn dịch học. Ông được trao giải Nobel y sinh học. Nhưng đằng sau ánh hào quang đó là những chi tiết làm cho bất cứ nhà khoa học trẻ nào cũng thấy khó chịu và có thể mất niềm tin vào khoa học và nhà khoa học. Nhưng ông không phải là một nhà khoa học "tay chân", tức là không trực tiếp tham gia nghiên cứu từ labo trở lên. Ông thậm chí không đến labo, không biết cách dùng pipette một cách thích hợp. Lí do là ông không thích làm khoa học thực nghiệm. Ông cũng không thích giảng dạy. Đối với ông, làm thực nghiệm trong labo và giảng dạy là việc làm "hạ cấp" cho nhà khoa học đẳng cấp như ông. Giải thưởng Nobel được trao về lí thuyết mà ông phát kiến, chứ không phải khám phá. Lí thuyết về chọn lọc tự nhiên trong miễn dịch học. Trong những bài báo của ông, ông không đề cập đến những công trình của những "tiền bối", người thực sự bàn về chọn lọc tự nhiên trước đó khá lâu. Trong cái nhìn của công chúng, ông là một thiên tài, một nhà khoa học thành công. Nhưng trong giới khoa học thì sự thành công của ông là do cách biết lợi dụng người khác hơn là từ thực lực cá nhân.

Đối với công chúng, hình ảnh của nhà khoa học là người đi tìm sự thật -- truth seeker. Đó là hình ảnh của người miệt mài trong phòng thí nghiệm, lúc nào cũng suy tư tìm cái mới. Đó là những người làm việc bất vụ lợi, không cần tiền, chỉ cần khám phá. Đây chính là hình ảnh được phóng đại qua cuốn phim "Extraordinary Measures" do tài tử Harrison Ford thủ diễn vai tiến sĩ Robert Stonehill, người đi tìm liệu pháp điều trị bệnh Pompe. Từ hình ảnh này, nhà khoa học thường được công chúng đánh giá khá cao, cao hơn giới chính trị gia và chắc chắn cao hơn những người buôn bán xe hơi và buôn bán nhà đất. Cho đến nay, cho dù có sóng gió đó đây trong khoa học, nhưng cái hình ảnh của người tìm chân lí đó vẫn còn nguyên vẹn.

Nhưng trong thực tế thì ngoài hình ảnh "người đi tìm chân lí", còn có một hình ảnh khác hơi xấu của giới khoa học, nhất là ở các nhà khoa học "thành danh." Thật vậy, bất cứ ai từng làm việc hay nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu đều ít nhất một lần gặp phải những nhân vật, những nhà khoa học với cá tính có thể mô tả là ngạo mạn, hám quyền, hám danh, tự đề cao mình thái quá, tự tin thái quá, và chẳng cần quan tâm đến những đồng nghiệp chung quanh. Những người này cũng chẳng chú ý đến các qui ước tương tác xã hội. Họ thường có thái độ mà người Việt chúng ta hay nói "thượng đội, hạ đạp"; với đồng nghiệp dưới quyền họ hành xử theo quan hệ vua chúa và nô lệ, với người cấp trên họ tỏ ra như là một nô bộc trung thành. Những đặc tính đó được gọi chung là narcissism, hay Hội chứng Ái kỉ (xem bảng).


Nhà khoa học loại N và loại S

Trong sách, Gs Lemaitre phân biệt hai loại nhà khoa học: N-drive và S-drive. N-drive là viết tắt của chữ "Narcissistic drive". Do đó, N-drive scientist là nhà khoa học làm việc vì động cơ ái kỉ. Đó là những người làm thì ít mà nói thì nhiều. Họ là những người có thành tích khoa học, tuy chỉ ở cấp độ trung bình hay dưới trung bình, nhưng thành tích đó đủ để công chúng nhìn nhận họ là nhà khoa học thực thụ. Khi đã được sự ghi nhận của công chúng là người của khoa học, họ xây dựng hào quang cá nhân bằng nhiều cách như tạo ra những mối quan hệ với những người trong chính quyền hay có quyền lực cao, và đây là cách để họ đạt được quyền lực. Họ không muốn làm khoa học, mà chỉ muốn dùng khoa học để đạt được quyền lực; do đó, tạo được mối quan hệ với nhà cầm quyền là rất quan trọng.

Ngoài chiến lược đó, họ còn tạo ra được hào quang qua những phát biểu với những từ ngữ to lớn (hay nói theo tiếng Việt là "nổ"), đưa ra những viễn kiến cao siêu tầm quốc gia nhưng mơ hồ để ru ngủ đám đông. Họ làm tất cả để thu hút sự chú ý của đám đông. Họ có thể lăn, lộn, bò trên giảng đường; họ có thể xuất hiện một cách màu mè trước công chúng qua trang phục khác lạ để làm mình nổi bật lên và được chú ý. Nhà khoa học loại N cũng có thể là những người nói năng có duyên, có khả năng quyến rũ giới trẻ bằng những câu chuyện huyền bí của chính họ và mang tính "truyền cảm hứng". Họ (giới khoa học loại N) thường cặp kè những người phụ nữ trẻ đẹp ("chân dài"), vì đây là những người mà Giáo sư Lemaitre gọi là "trophy partner", tức là những người có thể giúp cho họ nổi bật trước đám đông và các sự kiện truyền thông hay lễ hội. Nói chung, đặc điểm của nhà khoa học loại N là người đam mê quyền lực, hay "nổ", quyến rũ, và thích được và làm mọi cách để công chúng ngưỡng mộ họ.

Giáo sư Lemaitre đưa ra một loạt các nhà khoa học lừng danh, kể cả sếp của ông (Giáo sư Jules Hoffmann) để minh họa cho những đặc điểm trên. Từ Niels Jerne, Robert Weinberg, Francois Jacobs, Kary Mullis, Joel Stock, đến Sigmund Freud và mới nhất là nhân vật đình đám về CRISPR tên là Feng Zhang, tất cả đều được Gs Lemaitre xem là những nhà khoa học thuộc nhóm N, hay nói đúng hơn là ái kỉ.

Ngược lại với khoa học loại N là nhà khoa học loại S. Chữ S-drive là viết tắt của "Scientific drive". Do đó, S-drive scientist là nhà khoa học làm việc vì lí tưởng khoa học. Đó là mẫu nhà khoa học cổ điển, mà Gs Lemaitre gọi là "meticulous scientists". Họ là những người làm việc miệt mài, dấn thân vì lí tưởng khoa học; họ là những người thực sự sản xuất ra dữ liệu mới (data), hay nói chung là "doer" (người làm thật) chứ không phải "talker" (người hay nói). Giáo sư Lemaitre gọi họ là " Meticulous Scientist ".

Những người meticulous scientists này thường không có những mối quan hệ chính trị và quyền lực, vì họ rất ngại và lúc nào cũng giữ một khoảng cách với những người có quyền thế. Họ nói trong hội nghị khoa học thì rất hay, nhưng nói trước công chúng thì rất dở; họ không tạo được hào quang chung quanh mà chính họ cũng chẳng quan tâm. Họ là những người khiêm tốn, họ cảm thấy hối lỗi khi dùng tiền bạc của nhà tài trợ mà không làm ra sản phẩm, họ lo lắng và hi sinh cho học trò. Nhưng vì không giữ chức vụ quan trọng, nên giới khoa học loại S thường là những cái bóng bên cạnh những nhà khoa học loại N.

Tuy nhiên, nếu không có nhà khoa học loại S, thì khoa học sẽ không còn tồn tại và trở thành một thứ giả tạo, lang băm, một loại phường tuồng showbiz. Giáo sư Lemaitre nhận định rằng những thành tựu của giới khoa học loại N thường là "imaginary", tức ảo hay tưởng tượng, do họ giỏi PR sản phẩm của họ, do đó không thể đưa vào thực tế cuộc sống. Còn thành tựu của giới khoa học loại S là thật vì có thể đem lại phúc lợi cho cộng đồng và quốc gia.

Trường hợp Lemaitre và Hoffmann

Cách đây gần 7 năm, Gs Bruno Lemaitre dính dáng vào một tranh chấp liên quan đến giải Nobel năm 2011 được trao cho sếp của ông là Gs Jules Hoffmann. Theo Lemaitre thì Gs Hoffmann không xứng đáng với giải thưởng đó, bởi vì Hoffmann chẳng có công trạng gì về công trình TLR (toll-like receptor) dẫn đến giải Nobel. Lemaitre viết rằng Hoffman không có ý tưởng gì về dự án đó, rất xa rời với công việc thí nghiệm, và cũng không ủng hộ dự án. Dự án đó chỉ một mình Lemaitre (lúc đó là postdoc) theo đuổi từ đầu chí cuối, ngay cả Hoffmann không ủng hộ. Lemaitre cho biết anh có tất cả các lab notebooks để chứng minh rằng Hoffmann không có liên quan gì đến dự án, nhưng khi công bố bài báo thì ông ... có tên!

Những gì Lemaitre viết ra không phải chỉ là những trao đổi cá nhân, mà anh ta công bố trên tập san Science. Giáo sư Hoffmann cũng có trả lời những gì Lemaitre đưa ra, và công nhận rằng Lemaitre quả thật là người khám phá TLR. Nhưng Hoffmann nói thêm rằng ông ấy cũng có công, và trong diễn văn nhận giải Nobel ông có đề cập đến Lemaitre. Tuy nhiên, những gì Hoffmann bày tỏ cùng những gì Lemaitre trình bày làm cho giới khoa học nói chung xem việc trao giải Nobel cho Hoffmann là một sai lầm.

Cái 'tài' của Hoffmann là ông ấy nói giỏi, vì ông là một dạng "N-scientist" (sẽ giải thích dưới đây). Cái 'dở' của Lemaitre là vì ông thuộc dạng "S-Scientist". Dù TLR là khám phá của Lemaitre, nhưng khi công trình thành công thì trớ trêu thay Hoffmann là người được nhắc đến như là "anh hùng", còn Lemaitre thì chẳng ai biết đến. Hoffmann được các lab và hội nghị khoa học khắp nơi trên thế giới mời đi nói chuyện và thuyết giảng về TLR. Tại sao Hoffmann lại có vinh dự như thế? Lemaitre giải thích rằng vì Hoffmann là một nhà khoa học rất giỏi "networking" và nói rất hay trong các hội nghị. Hoffmann rất giỏi trong việc tạo dựng một hình ảnh đẹp cho mình, một hình ảnh của một nhà khoa học chỉ đi tìm chân lí mà không màng đến danh vọng. Lemaitre xem Hoffmann là một nhà PR hơn là một nhà khoa học thực thụ. Lemaitre xem Hoffmann là một nhà khoa học ái kỉ (narcissistic scientist).

Ảnh hưởng của hội chứng ái kỉ

Ái kỉ là một hội chứng với những đặc điểm nổi bậc như phô trương, ích kỉ, tự cảm thấy mình đặc biệt, chăm chút đến quyền lợi của mình và chỉ của mình (xem box). Người ái kỉ phô trương là những người tự tin thái quá, quan tâm đến môi trường chung quanh, tự đánh giá mình quá cao, hám quyền, thích được chú ý, có khả năng tương tác tốt, và quyến rũ với truyền thông. Tuy nhiên, họ (người ái kỉ) cũng là những kẻ thích gây sự, không chịu ai phê bình mình, muốn mình có đặc quyền, khai thác các mối quan hệ cho lợi ích cá nhân và để phô trương. Nói cách khác, những người ái kỉ đặt nặng tính cách "ahead", tức là cái gì cũng muốn làm hơn người, trước người khác, chứ không muốn đi cùng người khác. Họ có xu hướng sống ngoại tâm, hành động, có khả năng, và đam mê quyền lực, nhưng có điểm thấp về tính hoà đồng, tử tế, và thấu cảm. Bất cứ ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận ra vài nhân vật ái kỉ với những đặc tính trên.

Nhưng trong thế giới khoa học hiện đại thì có hằng hà sa số những người mang hội chứng ái kỉ. Một phần là do hệ thống tạo nên, một phần khác là do những người chung quanh gây áp lực để thành ái kỉ. Nhưng hội chứng này rất có hại cho khoa học, và nhìn thấy điều đó nên Gs Lemaitre viết hẳn một cuốn sách để bàn về những tác động xấu của ái kỉ trong khoa học.

Trong cuốn sách Lemaitre đưa ra vài ví dụ về sự ưu tiên cho các dự án lớn như CERN, tốn hàng tỉ USD để khám phá những cái mà có lẽ không hiện hữu (neutrinos). Làm sao giới vật lí có thể thuyết phục giới cầm quyền tiêu tiền cho một dự án như thế? Giới cầm quyền hay cầm tiền thường chỉ nghe những tiếng nói ồn ào nhất (nổ nhiều nhất) và hứa hẹn nhiều nhất. Tương tự, những dự án liên quan đến protein NF-kB cũng tiêu ra hàng tỉ USD nhưng chẳng dẫn đến thành công bao nhiêu. Chúng ta có thể nghĩ đến hàng tỉ USD chi cho các dự án "thời thượng" như giải mã gen, và mới đây là tế bào gốc, nhưng cho đến nay chúng ta đã thấy những dự án này chẳng đem lại lợi ích đến bệnh nhân tương xứng với số tiền đầu tư. Tất cả những dự án này đều xuất phát từ những nhà khoa học loại N-scientists, tức là ái kỉ, nói nhiều nhưng làm ít. Có thể nói rằng những N-scientists đã phần nào đó lừa gạt xã hội và công chúng về tầm quan trọng của việc làm của họ.

Đọc cuốn sách của Lemaitre làm cho bất cứ ai quan tâm đến khoa học bên nhà phải suy nghĩ về sự ưu tiên đầu tư của Việt Nam cho khoa học. Việt Nam có lẽ cũng chẳng khác gì nước ngoài, tức là cũng chịu tác động bởi những người ồn ào nhất trong thế giới truyền thông, nhưng chẳng có ảnh hưởng gì trong thế giới khoa học. Đó là những người mới xong PhD (thậm chí còn đang học PhD), mới có vài bài báo khoa học, nhưng nhờ truyền thông lăng xê nên họ nghiễm nhiên trở thành "expert", có quyền quyết định đầu tư cho khoa học! Những người ái kỉ này được tiếp cận những người có quyền thế [nhưng họ ngồi nhầm chỗ], và hệ quả là đầu tư cho khoa học bị lệch lạc và chẳng đem lại lợi ích cho xã hội hay uy danh quốc gia. Chỉ có một cách là phải trao quyền về cho những S-scientists, và trả khoa học về cho nhà khoa học thực thụ.

Cuốn sách "An Essay on Science and Narcissim" của Lemaitre phải nói là rất đáng đọc, vì ông bàn (và đụng chạm) đến một hiện tượng hết sức phổ biến trong khoa học: narcissism hay ái kỉ. Đọc và đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nghĩ ngay tại Úc này và Việt Nam có nhiều nhà khoa học loại N hơn là loại S. Trong tình hình ngân sách cho nghiên cứu khoa học hạn chế thì giới khoa học loại N sẽ ở thế thượng phong vì họ có những mối quan hệ tốt và nói giỏi, nhưng cũng chính vì thế mà nền khoa học quốc gia sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tôi nghĩ bất cứ ai trong chúng ta làm trong khoa học đều nhìn thấy hay trải nghiệm những chuyện "trái tai gai mắt", những trò PR lố lăng, nhưng không tìm ra chữ thích hợp để mô tả, thì đây Giáo sư Bruno Lemaitre đã lí giải hiện tượng đó cho chúng ta một cách cặn kẽ. Tôi nghĩ chắc không ngoa khi nói rằng Lemaitre đã sáng tạo ra một chữ mới "Narcissistic Science" mà tôi dịch là "Hội chứng Ái kỉ trong Khoa học". Hiểu được hội chứng này cũng giúp chúng ta có một lời giải thích tại sao một số nền khoa học, kể cả khoa học Việt Nam, chưa phát triển được.

===


Khoa học Xô-Viết dưới thời Stalin: thành tựu trong nhà tù

Tác giả Simon Ings mới viết một cuốn sách thuật lại những câu chuyện liên quan đến nghiên cứu khoa học dưới thời Stalin. Cuốn cách có tựa đề là "Statlin and the Scientists: A History of Triumph and Tragedy 1905-1953." Tôi chưa đọc cuốn sách, mà chỉ đọc vài bài điểm sách, nên muốn chia sẻ vài thông tin để chúng ta hiểu hơn về khoa ở ... Việt Nam.



Người Bolsheviks xem chủ nghĩa Marx là một khoa học. Họ nghĩ học thuyết Marx có thể giải thích bất cứ hiện tượng xã hội nào. (Nhưng dĩ nhiên, Karl Popper thì xem chủ nghĩa Marx là phi khoa học). Những người như Lenin và Stalin xem họ là những nhà khoa học loại "polymath", và tự cho họ cái quyền can thiệp vào tất cả các lĩnh vực khoa học. Do đó, họ rất quan tâm đến khoa học, và xem đó là phương tiện để biến Liên Xô thành thành trì của khoa học trên thế giới, và làm gương cho các nước chư hầu như Đông Âu và có lẽ Việt Nam nữa. Do đó, họ đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu khoa học. Theo tác giả Simon Ings, vào thời điểm Stalin chết vào ngày 5/3/1953, Liên Xô là nước tài trợ cho khoa học và kĩ thuật dồi dào nhất. Nhưng kết quả của sự đầu tư đó là những thành tựu vinh quang, nhưng cũng là những trò cười cho thế giới trí thức.


Nhưng từ bản chất họ rất ghét giới khoa học mà họ cho là "giai cấp tư sản". Khổ nỗi là đa số giới khoa học (và nghệ sĩ) đều thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu. Họ thừa hiểu rằng giới trí thức Nga và giới khoa học nói chung không ưa cái chủ nghĩa mà Lenin và Stalin theo đuổi, nhưng đồng thời họ rất cần bọn này để xây dựng xã hội cộng sản và những thiết chế khoa học mới. Những kẻ như Lenin và Stalin do đó muốn tạo ra một nhóm khoa học mới, gọi là "khoa học vô sản", đế đối trọng với "khoa học tư sản". Cái tai họa của khoa học Xô Viết là bắt đầu từ nhóm khoa học vô sản này.

Thoạt đầu, giới khoa học Xô Viết (chủ yếu là Nga) ngạc nhiên khi thấy giới lãnh đạo đầu tư cho họ rất nhiều về thiết bị. Ngoài ra, họ còn được trao tặng những chức danh và giải thưởng rất kêu. Nhưng bức tranh dần dần đen tối khi Stalin đòi hỏi phải có những tiến bộ mà ông muốn. Ông đặt lên giới khoa học những áp lực rất lớn. Nói thẳng ra, Stalin trở thành một kẻ khủng bố đối với giới khoa học Xô Viết.

Trọng tâm của cuốn sách của Simon Ings là những câu chuyện khủng bố đã hoành hành giới hoa học Xô Viết ngay từ những năm trong thập niên 1930s. Sự tồn tại của giới khoa học trong xã hội cộng sản không chỉ là cơ sở vật chất, tài trợ nghiên cứu, mà quan trọng hơn là lệ thuộc vào những người có quyền thế chính trị như Andrei Zhdanov và đặc biệt là kẻ độc tài lừng danh và sát nhân lớn nhất trong lịch sử là Stalin. Tác giả Simon Ings còn dành nhiều trang cho nhân vật trẻ con là Trofim Lysenko, người mà sau này trở nên một cánh tay khoa học của Stalin. Lysenko là một người ít học và bất tài, nhưng lại là người có ảnh hưởng lớn đến khoa học Xô Viết. Sau sự thất bại thê thảm của chính sách hợp tác xã vào những năm 1930s, Lysenko nghĩ đến việc phát triển một giống lúa mới để giải quyết vấn đề năng suất quá thấp lúc đó. Lysenko cho rằng ông có thể "xuân hóa" giống lúa mì bằng cách làm cho cây lúa mì lạnh để có thể thu hoạch vào mùa xuân. Dĩ nhiên, cái phương pháp "xuân hóa" này của Lysenko thất bại thê thảm. Simon Ings mô tả nhiều ý tưởng và phương pháp của Lysenko là hết sức ngớ ngẩn, vô lí, và lố bịch. Trong một hội nghị khoa học tại Nga có sự tham gia của các nhà khoa học phương Tây, những người vô cùng ngạc nhiên khi nghe Lysenko mô tả lí thuyết tái sản sinh của ông là do các tế bào "ăn thịt" lẫn nhau rồi ... phun ra. Một trong những đồng nghiệp của Lysenko là Nikolai Koltsov mỉa mai nói rằng "Ông ấy có thể biến con gián thành con ngựa chỉ qua cho ăn uống."

Qua cuốn sách, chúng ta còn biết rằng Stalin rất thích chanh. Ông thích trồng chanh trong vườn ở biệt thự (dacha?) gần Moscow. Lysenko thuyết phục Stalin trồng chanh theo cách "xuân hóa" của ông, nhưng một nhà di truyền thực vật rất nổi tiếng tên là Nikolai Vavilov học phản đối. Lysenko không ưa Vavilov và cho rằng cây cối không có gen gì cả. Vavilov phải cầu cứu đến Stalin, nhưng Vavilov đã gặp ... sai người. Stalin chẳng những khinh bỉ mà còn chế nhạo Vavilov rằng "Anh là Vavilov người đã vá víu mấy bông hoa, lá, nhánh và mấy thứ cây cỏ vớ vẩn, thay vì giúp cho ngành nông như viện sĩ Lysenko." Stalin ra lệnh bắt giam Vavilov, và nhà di truyền học lừng danh của Liên Xô đã chết trong tù vào năm 1943.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin bị sốc khi thấy vũ khí hạt nhân của Mĩ trở thành một sự thách thức và đe dọa đến Xô Viết. Stalin tức tối nhận định rằng "Chúng ta đã lạc hậu so với phương Tây từ 50 đến 100 năm," và tuyên bố sẽ làm cho Xô Viết nhảy vọt sao cho chỉ sau các nước tiên tiến 10 năm. Stalin cảnh báo nếu Xô Viết không hiện đại hóa thì sẽ bị tiêu diệt.

Stalin ra lệnh cho tay sai đắc lực của y là Lavrenti Beria phải nhanh chóng xây dựng bom hạt nhân. Thật ra, trước đó, Beria đã tạo ra những labo đặc biệt trong các nhà tù mà y gọi là "sharashki". Cần nói thêm rằng năm 1937-1938, Stalin bắt hơn 100 nhà vật lí ở Leningrad, với mục đích duy nhất là tiêu diệt đời sống văn hóa và trí thức. Đó chỉ là một phần trong chiến dịch thanh trừng vĩ đại, mà kết quả là gần 8 triệu người bị bắt và gần 1 triệu người bị xử tử.

Làm việc trong các sharashki là những nhà khoa học sáng giá nhất [nhưng đang bị cầm tù], và chính những tù nhân đặc biệt này đã giúp cho Xô Viết đạt được những thành tự ngoạn mục. Nhà vật lí Leon Theremin được cứu từ các hầm mỏ ở Kolyma để vào làm việc trong sharashki của Beria, và chính Theremin đã sáng chế ra các công cụ nghe lén. Sau này, Theremin được trao giải thưởng Stalin.

Nhưng cũng tại các sharashki này, một số nhà khoa học bị đày đọa đến cùng. Các nhà vật lí lừng danh như Peter Kapitsa, Yulii Khariton và Igor Kurchatov bị Beria hành xử một cách lưu manh, nên họ đã viết thư cho Stalin và phàn nàn rằng Beria không tỏ ra kính trọng giới khoa học. Stalin hứa với họ là sẽ đuổi Beria để họ hài lòng, nhưng cảnh báo họ là không được đụng đến Beria. Năm 1949, qua nỗ lực nghiên cứu của các nhà vật lí, Stalin đã có được bom hạt nhân. Tiếp theo đó là những thành tựu đáng kể như máy bay Tupolev và MiG, và xe tăng T-34 được xem là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới.

Đọc qua những câu chuyện này và suy nghĩ của Stalin và Lenin, chúng ta thấy hình như có một sự trùng hợp ở miền Bắc Việt Nam trước 1975 và miền Nam Việt Nam sau 1975. Cũng như Liên Xô dưới thời Stalin muốn tạo ra một thế hệ nhà khoa học vô sản và loại bỏ các nhà khoa học tư sản, Việt Nam thời đó cũng tạo điều kiện tối đa để hình thành một thế hệ khoa học mới từ con em cách mạng và loại bỏ những người thuộc thế hệ cũ. Liên Xô có một cuộc thanh trừng trí thức, thì Việt Nam cũng có sự kiện "Nhân văn Giai phẩm". Cũng giống như Stalin thiết lập giải thưởng khoa học kĩ thuật lấy tên ông, thì Việt Nam cũng có giải thưởng lấy tên lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng mãi đến 1996 mới trao giải. Cũng như Liên Xô dưới thời Stalin rất quan tâm đến ứng dụng khoa học, Việt Nam cũng có bí thư Lê Duẩn rất quan tâm đến những vấn đề mang tính ứng dụng. Trong cuốn Hồi kí Trần Đĩnh, tác giả có thuật rằng ông Lê Duẩn rất quan tâm đến đời sống người dân, và ông hỏi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch rằng "một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau muống xào không." Tuy nhiên, những câu chuyện về thành tựu khoa học dưới thời Stalin có lẽ chưa từng xảy ra ở miền Bắc Việt Nam dù là một nơi có các thiết chế xã hội mô phỏng theo Xô Viết.

Simon Ings nhận định rằng những thành tựu nổi bật nhất của khoa học Xô Viết dưới thời Stalin diễn ra ở trong các nhà tù, chứ không phải các viện nghiên cứu hay đại học. Những thành tựu này, trớ trêu thay, đạt được dưới sự khủng bố chính trị của Stalin. Viết đến đây tôi nhớ đến công trình Tử Cấm Thành của Tàu là do kiến trúc sư Nguyễn An thiết kế dưới áp lực khủng bố của hoàng đế Trung Hoa thời thế kỉ 15. Tình trạng này cũng giông giống như câu "Cái khó ló cái khôn."

(Hà Nội) Top 10 nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội


(Hà Nội) Top 10 nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội - Hải sản là món ngon bổ dưỡng, ngon và nhiều cách chế biến khác nhau, chính vì thế các tín đồ ăn uống thích mê và không bao giờ bỏ lỡ. Foody gợi ý top 10 nhà hàng hải sản tươi ngon ở Hà Nội dưới đây nhé!

1. Lẩu Cua Khôi - Nhà hàng hải sản cua

Nhà hàng Lẩu Cua Khôi chuyên phục vụ các món lẩu cua và các loại hải sản tươi sống, đặc biệt ốc xào kiểu sài gòn vô cùng hấp dẫn, nhìn thôi là bạn đã mê ly rồi ý. Nếu ở Hà Nội mà thèm ăn cua thì nhất định không thể bỏ qua nhà hàng hải sản Lẩu cua Khôi này.
Nhà hàng Hải Sản Lẩu Cua Khôi
Cua ở đây cực kỳ chất lượng với cách ướp ngon và chất lượng cua cũng rất ấn tượng. Ngoài ra, nhà hàng có ốc mẹt được gọi tên là Ốc Lục vị bao gồm: Ốc Hương, Ốc len, Ốc ngựa, Ốc mỡ, Ốc Dừa, Ốc Bông, ... cũng như các món hải sản biển khác.
Nhà hàng Hải Sản Lẩu Cua Khôi
Quán có nước cốt dừa với ốc len béo ngậy, thơm dã man. Chấm cùng với bánh mì thì ngon phải biết luôn. Ốc hút nhẹ thôi nó đã chui tọt vào miệng rồi đó.
Nhà hàng Hải Sản Lẩu Cua Khôi
Xem thêm thông tin nhà hàng: https://www.foody.vn/ha-noi/lau-cua-khoi
Giao hàng tận nơi tại đây: https://www.deliverynow.vn/ha-noi/lau-cua-khoi

2. Lã Vọng - Nhà hàng hải sản đông khách

Không gian quán đẹp lại rộng rãi thoáng mát, đồ ăn vừa miệng, thiên về hải sản là nhiều. Quán cực kỳ đông khách vào những buổi tối, món ăn cũng nhiều chất lượng cũng tốt. Nếu tìm một nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội phục vụ kiểu buffet thì Lã Vọng chắc chắn nằm trong số những lựa chọn tốt nhất.
Nhà hàng Hải Sản Lã Vọng
Với các món ăn đặc sắc và hơn 130 set ăn khác nhau cùng với các món ăn, đồ uống phong phú như: Tôm sú nướng mọi, ốc hương nướng, Ghẹ Hấp, Ghẹ Rang Me, Ngao hấp, chả cá Lã Vọng với giá thành phải chăng cho bạn tha hồ lựa chọn và thưởng thức. 
Nhà hàng Hải Sản Lã Vọng
Nơi đây không chỉ được biết đến là một không gian mở thanh bình yên tĩnh, là nơi ta có thể tận hưởng những giờ phút thư giãn thoải mái, mà còn là nơi bạn có thể thưởng thức rất nhiều những món ăn ngon, độc đáo mang lại những hương vị hấp dẫn khó quên.
Nhà hàng Hải Sản Lã Vọng
Một trong những điểm khá thú vị mà bạn sẽ nhận ra khi thưởng thức buffet hải sản cao cấp tại Nhà hàng Lã Vọng chính là không gian rộng kết hợp với lối kiến trúc theo phong cách hoàng gia Châu Âu, Nhà Hàng Lã Vọng gợi nhớ về thời huy hoàng của các bậc Vua Louis – Pháp sang trọng, kín đáo, tinh tế.
Nhà hàng Hải Sản Lã Vọng
Xem thêm thông tin nhà hàng: https://www.foody.vn/ha-noi/la-vong-seafood-buffet

3. Lobster - Nhà hàng hải sản với tôm hùm

Năm trên con đường Nguyễn Khánh Toàn luôn tấp nập và ồn ào của cuộc sống hiện đại nhưng nhà hàng hải sản Tôm Hùm vẫn giữ được nét yên bình, nhẹ nhàng, sang trọng với kiến trúc Pháp Việt đặc trưng tạo cho khách hàng có cảm giấc ấm cúng, gần gũi và thân thiện.
Nhà hàng Hải Sản Lobster
Đến với nhà hàng Tôm Hùm các bạn sẽ được thưởng thức những gì được xem nhu tinh túy nhất của đại dương như: tôm hùm, sashimi, tôm hùm rang muối tiêu hoặc tôm hùm hấp gừng, tiết canh tôm hùm, hay gỏi tôm hùm...
Nhà hàng Hải Sản Lobster
Nếu một lần thưởng thức món tôm hùm sashimi, tôm hùm bỏ lò phoma hay tôm hùm rang muối tiêu, tôm hùm xào gừng hành dội bơ ... bạn sẽ cảm nhận được nét tinh tế trong cách chế biến và hài hòa trong hương vị thơm ngon của từng món ăn.
Nhà hàng Hải Sản Lobster
Ngoài tôm hùm, các món ăn khác tại đây cũng cực kỳ hấp dẫn, xứng đáng là một trong những nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội để bạn lựa chọn.
Nhà hàng Hải Sản Lobster
Xem thêm thông tin nhà hàng: https://www.foody.vn/ha-noi/lobster-dac-san-tom-hum

4.  Ánh Dương – Nhà hàng hải sản Vân Đồn

Menu hải sản lên đến hơn 60 món ăn vô cùng hấp dẫn. Thưởng thức món ăn tại đây, thực khách không chỉ được mãn nhãn với các món ăn trình bày bắt mắt, mà còn được chiều chuộng chính mình với những món ăn yêu thích. Nước chấm của quán từ ớt xanh Đà Nẵng, ngon lắm luôn. Rất thơm, cay nhưng vị ngon tuyệt, chua cay mặn quá vừa vặn. 
Nhà hàng Hải Sản Ánh Dương
Lẩu cua 695K nồi 2 con, nước lẩu thanh, vị ngọt nhẹ. Cua chắc thịt, mẩy và ngọt, chấm sốt đặc sản của nhà hàng vừa chuẩn luôn. Phải nói điểm đặc biệt của quán là 3 món nước chấm cực kỳ hấp dẫn, dành riêng cho từng món luôn.
Nhà hàng Hải Sản Ánh Dương
Nhà hàng Hải Sản Ánh Dương
Đặt bàn nhận ưu đãi 10% tại đây: https://www.tablenow.vn/ha-noi/anh-duong-hai-san-van-don

5. Mr Cua - Nhà hàng hải sản ngon chuyên cua

Các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon được lựa chọn kỹ càng, mang đến hương vị nguyên vẹn nhất. Có lẽ đây l�nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội chuyên cua rẻ nhất. Đồ ăn khá ngon, cua sốt ăn rất ngon, vị vừa chấm với bánh mỳ ăn hợp lắm nhé.
Nhà hàng Hải Sản Mr. Cua
Ốc hương sốt bơ tỏi thì cứ lấy tóp mỡ ăn thôi, mê lắm luôn. Ốc hương mẩy con, không con nào bị mùi hay ương cả, nên thịt dai giòn. Sốt thơm, keo quyện vào ốc đều nên con nào cũng mút hết sốt cho đã. 
Nhà hàng Hải Sản Mr. Cua
Cua sốt cay phết, nhưng lại dậy vị, thơm mùi tỏi phi, ăn cùng miến siêu hợp
Nhà hàng Hải Sản Mr. Cua
Đặt bàn nhận ưu đãi 10% tại đây: https://www.tablenow.vn/ha-noi/mr-cua-seafood-restaurant

6. Fresh crab - Nhà hàng hải sản dành cho dân công sở

Fresh Crab là một nhà hàng chuyên về cua và các món hải sản. Nơi đây được dân công sở và khách sành đánh giá cao bởi các món ăn chất lượng và chế biến độc đáo. 
Nhà hàng Hải Sản Fresh Crab
 Thực đơn nhà hàng rất phong phú và dễ nhận thấy mang âm hưởng của các món hải sản Sài GònKhông gian quán vô cùng đẹp, nhà hàng là cả biệt thự lại được đầu tư cho thiết kế, không gian phù hợp ăn gi đình với tiếp khách.
Nhà hàng Hải Sản Fresh Crab
Tôm nướng cũng là món tủ của nhà hàng. Tôm nướng sa tế khiến khách phải xuýt xoa vì vị cay đậm đà. Món ăn quen thuộc song không bao giờ chán với những ai ghiền hải sản, nhất là khi tôm to, tươi rói, thịt ngọt, chắc. Đến với nhà hàng chắc chắn bạn sẽ ngập trong những món hải sản hấp dẫn không nơi đâu sánh bằng.
Nhà hàng Hải Sản Fresh Crab
Xem thêm thông tin nhà hàng: https://www.foody.vn/ha-noi/fresh-crab-quang-trung

7. Nhà hàng Thế Giới Hải Sản

Một “thế giới” hải sản thu nhỏ với cả 100 loại hải sản đang bơi và có nhiều loại hải sản hiếm lạ cùng với sự đa dạng mà khó nhà hàng nào đạt được. Nếu tìm một địa chỉ nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội có nhiều món ăn thì chắc chắn nơi đây nằm trong top đầu.
Nhà hàng Thế Giới Hải Sản
“Con gì đang bơi, chúng tôi đều có” – chính là thông điệp mà Thế Giới hải Sản gửi đến chúng ta.  Đây là địa chỉ yêu thích của nhiều “tín đồ” sành hải sản. 
Nhà hàng Thế Giới Hải Sản
Menu rất là phong phú. Hàu có 2 loại hàu sữa và hàu đá, bạn gọi hàu đá tuy đắt hơn chút nhưng ngon hơn hẳn, hàu đá chỉ có sashimi và nướng phomai, 50k/con, hoàn toàn xứng đáng với chất lượng tươi ngon như thế.
Nhà hàng Thế Giới Hải Sản

8. Chợ hải sản biển Đông

Nhà hàng sang trọng, giá khá rẻ và chế biến ngay tại chỗ luôn. Có thể nói, hải sản nơi đây vô cùng tươi sống và ngon lắm đó. Cua thịt to, tươi và ngọt.
Nhà hàng Chợ hải sản Biển Đông
Thực đơn của nhà hàng gồm các loại hải sản từ bình dân tới cao cấp: Ngao, Tôm sú, ốc hương, cá hồng, cá vược, Tôm hùm, Tôm mũ ni... Nguyên liệu đảm bảo 100% tươi sống, hải sản đang bơi mang lại hương vị trọn vẹn.
Nhà hàng Chợ hải sản Biển Đông
Nhà hàng Chợ hải sản Biển Đông
Đặt bàn để nhận ưu đãi tại đây: https://www.tablenow.vn/ha-noi/cho-hai-san-bien-dong-times-city

9. Nhà hàng Java Crawfish

Java Crawfish là nhà hàng hải sản ở Hà Nội đầu tiên phục vụ các món Tôm hùm đất, các đồ ăn và đồ uống đi kèm đúng theo tiêu chuẩn Mỹ. Nhà hàng nhìn ra hồ thoáng mát, lãng mạn khi ngồi ăn bên hồ.
Nhà Hàng Hải Sản Java Crawfish
Bạn có thể thưởng thức Tôm hùm đất kiểu Mỹ, Tôm hùm Canada,Chân cua Tuyết, Càng cua vua Alaska và 100 món hải sản Âu Á tại Java Crawfish bên Hồ Tây mênh mông sóng gió.
Nhà Hàng Hải Sản Java Crawfish
Tôm tươi của nhà hàng được hấp chín, đỏ lừ, nhìn đã thấy kích thích lắm rôi đó. Lúc ăn bóc vỏ ra chấm cùng sốt siêu vô cùng ngon. Ngô ngọt hấp cùng tăng độ ngọt của món ăn.  
Nhà Hàng Hải Sản Java Crawfish
Nhà Hàng Hải Sản Java Crawfish
Đồ ăn đặc trưng ở đây là món tôm hùm đất với sốt Java kiểu Mỹ. Ngoài ra menu rất phong phú với nhiều món hải sản khác. Gợi ý bạn ăn thử món súp hải sản trong chiếc bánh mỳ hình bí ngô khá hấp dẫn đó nha.
Nhà Hàng Hải Sản Java Crawfish
Đặt bàn để nhận ưu đãi tại đây: https://www.tablenow.vn/ha-noi/java-crawfish-45-lang-yen-phu

10. Nhà hàng Hải Sản Phố - Không gian đẹp lung linh

Hải sản ở đây khá đa dạng, từ phổ biến với sò, ngao, ốc, cua, ghẹ, cá cho tới các loại cao cấp như: bào ngư, tôm hùm Alaska, cá mặt quỷ, vòi voi Canada, bơn Olive... Chất lượng món nào cũng ngon và hấp dẫn.
Nhà Hàng Hải Sản Phố
Với hơn trăm loại món ăn, được nhập về tươi sống mỗi ngày từ khắp Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Hải Phòng, Quảng Ninh,... cùng hệ thống bể chứa hiện đại, bạn có thể tự do, thoải mái lựa chọn loại hải sản mình thích.
Nhà Hàng Hải Sản Phố
Bạn không chỉ được bước vào một không gian sang trọng, hiện đại mà còn được thưởng thức đủ món ngon từ hải sản như: tôm hùm bỏ lò, cua rang me, bề bề rang muối, cá song hấp xì dầu…
Nhà Hàng Hải Sản Phố
Đến đây khi đêm về, dưới ánh đèn vàng lung linh, nhà hàng Hải Sản Phố 48 Liễu Giai đẹp không khác gì tranh vẽ. Không cầu kỳ, không tiểu tiết nhưng nhờ sự kết hợp hài hòa từ ánh sáng, màu sắc cùng những bức tường trong suốt bằng kính bao xung quanh đã tạo cho nơi đây một vẻ đẹp vừa sang trọng, hiện đại vừa lung linh, huyền ảo và đầy lãng mạn. Bạn vừa ăn ngon vừa được ngắm trong không gian đẹp và cảm giác thoải mái, thư thái.
Nhà Hàng Hải Sản Phố
Xem thêm thông tin nhà hàng: https://www.foody.vn/ha-noi/hai-san-pho
Nếu các bạn biết thêm những nhà hàng hải sản ngon ở Hà Nội nào khác, hãy chia sẻ bằng cách bình luận phía dưới để mình cập nhật vào nhé.
Từ khóa tìm kiếm trên Google: nhà hàng hải sản, top 10 nhà hàng hải sản, nha hang hai san, nhà hàng hải sản hà nội, nha hang hai san hanoi, nha hang ban hai san ha noi

Dịch vụ SEO