Vặn vẹo chữ nghĩa

Đây là chữ nghĩa tiếng Anh trong khoa học. Có lần tôi nghe một nhận xét và cũng là lời khuyên rằng trong y học, không bao giờ tin vào câu kết luận của một bài báo khoa học, mà phải nhìn vào dữ liệu. Theo thời gian, kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy lời khuyên của vị trưởng thượng thật đúng. Chẳng hạn như những bài sau đây liên quan đến calcium và vitamin D mà tôi có dịp điểm qua ...


Bổ sung calcium và vitamin D (viết tắt là CaD) là một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi. Lợi ích của bổ sung CaD trong việc phòng chống loãng xương thì gần như đã được công nhận. Nhưng một phân tích của các đồng nghiệp tôi bên Tân Tây Lan cho thấy bổ sung CaD thật ra làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quị). Phát hiện này làm xôn xao dư luận công chúng, làm nhiều người trong giới y khoa suy nghĩ lại lợi ích và tác hại của bổ sung CaD.

Nhưng nếu đọc kĩ những gì họ báo cáo thì hình như có vấn đề dùng chữ ở đây. Chẳng hạn như trong một bài báo công bố năm 2011, họ kết luận rằng:

"Calcium supplements with or without vitamin D modestly increase the risk of cardiovascular events, [...] A reassessment of the role of calcium supplements in osteoporosis management is warranted." (Bổ sung CaD tăng nguy cơ bệnh tim mạch một cách khiêm tốn, [...] Một sự tái đánh giá vai trò của bổ sung calcium trong quản lí bệnh loãng xương là cần thiết).

Một kết luận rất mạnh! Nhưng nếu nhìn dữ liệu hay kết quả thì thấy tỉ số nguy cơ nhồi máu cơ tim là 1.21 (trị số P = 0.04), và đột quị là 1.20 (P = 0.05). Nói cách khác, trị số P rất ư là "mong manh", và tính mong manh đó không tương đồng với câu kết luận mạnh của nhóm tác giả.

Có lẽ nhóm tác giả này không ưa bổ sung CaD. Trong một bài báo khác cũng về bổ sung calcium (nhưng qua đường ăn uống), họ kết luận như sau:

"Dietary calcium intake is not associated with risk of fracture, and there is no clinical trial evidence that increasing calcium intake from dietary sources prevents fractures. Evidence that calcium supplements prevent fractures is weak and inconsistent." (Hàm lượng calcium từ khẩu phần ăn uống không có liên quan đến nguy cơ gãy xương, và không có chứng cứ lâm sàng cho thấy calcium từ khẩu phần ăn uống ngăn ngừa gãy xương. Còn chứng cứ bổ sung calcium chống gãy xương thì yếu ớt và không nhất quán).

Nhưng có thật thế không? Số liệu họ trình bày cho thấy bổ sung calcium giảm nguy cơ gãy xương 11%, với khoảng tin cậy dao động từ 4 đến 19% (trị số P chắc phải dưới 0.01). Ấy thế mà họ kết luận là chứng cứ yếu ớt!

Dĩ nhiên, tất cả chỉ là cách viết mà thôi. Cái hay của con số là tác giả không sửa được, nhưng với chữ thì họ có thể ... vặn vẹo được. Khi trị số P=0.04 hay P=0.05 (tức bằng chứng rất yếu) thì họ dùng tính từ "modest" (khiêm tốn). Nhưng khi kết quả có lợi cho calcium với trị số P<0 .01="" c="" h="" l="" m="" nh="" o:p="" t="" th="" u="" vi="" weak="" y="">

Rõ ràng là họ có "định kiến" với bổ sung CaD! Khi kết quả đi ngược lại niềm tin của họ, thì họ dùng chữ làm cho nó "nhẹ" lại. Khi kết quả đi đúng hướng họ trông chờ, thì họ hí hửng dùng chữ để "giết" cho được CaD. Ai nói nhà khoa học không có định kiến?

Nhưng họ có thể viết như thế không? Câu trả lời là "có thể". Trong phần kết quả, họ không thể dùng các tính từ như strong hay weak hay modest, mà phải báo cáo bằng con số và ... lạnh lùng. Nhưng khi bàn luận hay kết luận thì họ có quyền dùng các tính từ mang tính qualitative đó. Tuy nhiên, các chuyên gia bình duyệt cũng dở vì họ không ngăn được tác giả dùng các chữ quá mạnh đó so với dữ liệu. Đó cũng là một bài học về cách viết tiếng Anh trong khoa học vậy. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ SEO