Hôm kia, có dịp ngồi nói chuyện với một em nghiên cứu sinh, em than rằng viết văn khoa học khó quá. Hôm nay, nhân dịp đọc một đề cương nghiên cứu của một đồng nghiệp Úc (bên này đang mùa ... viết grant) cũng phát hiện những sai lầm kinh điển trong cách viết. Thế mới biết không phải chỉ người mình mới cảm thấy viết văn là khó, ngay cả người Úc cấp giáo sư mà viết văn khoa học vẫn lôm côm như thường. Thế là tôi có cảm hứng để viết thêm về chủ đề này.
Có những qui tắc viết văn nghị luận, kể cả văn khoa học, mà chúng ta hay quên hoặc không để ý. Một trong những qui tắc đó là cấu trúc một đoạn văn (paragraph). Một đoạn văn nếu cấu trúc tốt sẽ làm cho người đọc dễ lãnh hội cái ý chính của người viết, nhưng nếu cấu trúc không tốt có thể sẽ đến tình trạng lẫn lộn ở người đọc. Tôi rút ra từ những sai sót trong quá khứ, và đi đến 3 qui tắc chính như sau:
Qui tắc 1: Mỗi đoạn văn chỉ nói lên 1 ý tưởng. Ý tưởng phải được tóm tắt trong câu văn đầu tiên. Điều tối kị là một đoạn văn có quá nhiều ý, vì cấu trúc như thế dễ làm cho người đọc cảm thấy lẫn lộn, không rõ tác giả muốn nói lên điều gì.
Qui tắc 2: Mỗi đoạn văn được khởi đầu bằng một câu văn chủ đề(topic sentence), kế tiếp là vài câu văn mang tính yểm trợ cho chủ đề, và kết thúc bằng một câu văn kết luận. Một cách lí tưởng, logic của nội dung các câu văn nếu được nên theo cấu trúc đường thẳng, theo mô hình A → B, B → C, C → D.
Qui tắc 3: Mỗi đoạn văn cần có ít nhất 3 câu văn. Thông thường, một đoạn văn nghị luận mà chỉ có 2 câu văn được xem là quá ngắn, và tạo ấn tượng không tốt ở người đọc. Ngược lại, một đoạn văn quá dài (như chiếm gần nửa trang giấy) cũng được xem là không tốt, vì giảm khả năng lãnh hội ở người đọc.
Ấy vậy mà trong thực tế có rất nhiều người không chú ý đến cấu trúc của một đoạn văn. Để minh hoạ cho vấn đề đang bàn, chúng ta thử đọc qua đoạn văn dưới đây trong một bài báo khoa học viết về các yếu tố có liên quan đến rối loạn lipid máu:
"Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rối loạn lipid máu là một yếu tố quan trọng gây xơ vữa động mạch. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ bệnh mạch vành với rối loạn lipid máu. Giảm rối loạn lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạnh vành. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu khá cao ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) là 86,3%, ở trẻ em thừa cân và béo phì là 80%], ở phụ nữ mãn kinh kèm tăng huyết áp 96,43%. Ở ... tỷ lệ rối loạn lipid máu khá cao, ở người trưởng thành là 35,08% [4]; điều tra năm 2008 ở cán bộ thành phố ... rối loạn lipid máu là 38,04%. Để dự phòng bệnh mạch vành và các bệnh có nguyên nhân xơ vữa khác cần quản lý và dự phòng rối loạn lipid máu. Để tiến hành công tác dự phòng cần xác định được những yếu tố nguy cơ đó, từ đó tìm ra giải pháp can thiệp nào là hiệu quả cho cộng đồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ..."
Các bạn thử đối chiếu với ba qui tắc trên thì sẽ thấy đoạn văn trên có nhiều vấn đề. Câu văn đầu tiên báo cho chúng ta biết rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của xơ vữa động mạch, thế nhưng câu thứ hai thì không thêm thông tin gì, nhưng câu 3 thì có thêm ít thông tin. Rồi sau đó, tác giả nói về tỉ lệ rối loạn lipid máu, tức là xa rời câu văn đầu tiên! Nhưng điều thú vị là câu văn cuối cùng lại tuyên bố mục tiêu nghiên cứu. Như vậy, một đoạn văn mà có đến ít nhất là 3 ý trong đó, và cấu trúc đoạn văn thiếu tính logic đường thẳng.
Trích đoạn dưới đây là từ một bài báo đã công bố bàn về những công trình nghiên cứu loãng xương được trích dẫn nhiều trong lịch sử của chuyên ngành (1). Tác giả mở đầu bài báo như sau:
"Osteoporosis is a systemic disease of the bone that affects millions of people and causes burdens for both the affected individual and health systems and societies worldwide [1]. Osteoporosis is a multidisciplinary disease and therefore relevant to different medical specialities, for example, general medicine, internal medicine, endocrinology, gynaecology, orthopaedic surgery, and traumatology, but also to preclinical and basic disciplines such as physiology, pathology, and biomechanics."
Nếu bạn đọc chưa am hiểu tiếng Anh, đoạn văn này có thể hiểu như sau. Câu đầu tiên cho biết loãng xương là một bệnh lí về xương có ảnh hưởng đến hàng triệu người và là gánh nặng của hệ thống y tế và xã hội toàn cầu. Trong câu văn thứ hai, tác giả viết rằng loãng xương là một bệnh đa ngành (multidisciplinary disease) và do đó có liên quan đến nhiều chuyên khoa, chẳng hạn như y khoa tổng quát, nội khoa, nội tiết, sản khoa, chấn thương chỉnh hình, nhưng cũng có liên quan đến các ngành khác như sinh lí học, bệnh lí học, và cơ sinh học.
Có vấn đề gì với đoạn văn trên? Có hai vấn đề chính về nội dung và hình thức cấu trúc. Về nội dung, vấn đề căn bản nhất là các câu văn không có liên kết với nhau về ý nghĩa. Trong câu văn đầu, tác giả nói một chút về định nghĩa của bệnh lí và mức độ ảnh hưởng, nhưng câu văn thứ hai thì lại viết về tính đa khoa của bệnh loãng xương. Tính liên quan giữa hai câu văn rất yếu. Thật ra, ngay cả câu văn đầu đã có 2 ý rồi: định nghĩa và qui mô. Đến câu thứ hai thì chủ đề càng xa dần so với câu văn đầu. Đoạn văn này cũng không có một câu kết thúc để nhấn mạnh cái ý đầu.
Về hình thức cấu trúc, đoạn văn trên chỉ có 2 câu văn. Đáng lí ra, mỗi đoạn văn cần ít nhất là 3 câu văn. Một đoạn văn quá ngắn làm cho người đọc cảm thấy hụt hẫng, và gây ấn tượng rằng tác giả đã … hết ý.
Vậy thì câu văn trên có thể chỉnh sửa lại như thế nào? Theo tôi, đoạn văn trên nên chia thành 3 đoạn khác nhau. Đoạn văn đầu tiên mô tả bệnh lí loãng xương và các yếu tố liên quan (nếu cần). Đoạn văn thứ hai bàn về qui mô của bệnh loãng xương trong cộng đồng dân số. Đoạn văn thứ ba có thể nói về tính đa khoa của bệnh. Để mô tả bệnh lí loãng xương, có lẽ cần nên nói về định nghĩa của bệnh, sau đó giải thích các yếu tố trong định nghĩa, và kết thúc với một câu văn tóm lược. Có thể viết như sau:
"[Bắt đầu bằng một câu văn chủ đề] Osteoporosis is a systemic skeletal disease characterized by low bone mass and deterioration of bone microarchitecture. [Tiếp nối bằng những câu văn yểm trợ] Bone mass refers to the amount of bone mineral in a skeletal site, which is often summarized by an index called "bone mineral density". The concept of bone microarchitecture captures the morphology of the bone, and this includes aspects such as shape, volume, and number of trabeculae and their connectiveness. Bone mass and microarchitecture are strongly associated with bone strength, which is in turn, a main predictor of bone fracture. Fracture is the ultimate outcome of osteoporosis. [Một câu kết thúc, finale] Therefore, osteoporosis is a multifactorial disease caused by compromised bone mass and bone microarchitecture."
Câu kết của đoạn văn trên cũng mở ra một cửa sổ cho đoạn văn thứ hai để nói về tác động và qui mô của bệnh lí loãng xương. Phải suy nghĩ đến yếu tố gì để nói lên cái qui mô của bệnh trong cộng đồng. Có lẽ nói về tỉ lệ người mắc bệnh hoặc một chỉ số tương tự, như "lifetime risk" (nguy cơ trọn đời). Do đó, đoạn văn thứ hai có thể viết như sau:
"[vẫn mở đầu bằng một câu văn chủ đề] Osteoporosis is considered a serious public health burden worldwide, and the burden is mainly on fracture. In Caucasian populations, from the age of 50, one in two women and one in four men will sustain an osteoporotic fracture during their remaining lifetime. In Asian populations, the lifetime risks are slightly lower than those in Caucasians, but there is evidence that the risks are actually increasing in recent years. [Cần thêm một vài con số để nói về qui mô] Recent estimates suggest that there are almost 9 million fractures per year worldwide, and these fractures incur more than $50 billion in healthcare costs. Because osteoporosis and fracture are age-related conditions, and given the ongoing aging of the population, it is expected that the burden of osteoporosis will increase in the near future."
Sau khi đã nói qua bệnh lí và qui mô của bệnh, đoạn văn thứ ba có thể nói về nghiên cứu liên ngành. Trong đoạn văn gốc, tác giả dùng sai chữ (multidisciplinary disease), nên chúng ta cần phải chỉnh sửa cho hợp lí hơn. Đoạn này theo tôi cần phải đề cập đến nghiên cứu từ nhiều khoa để làm tiền đề cho bài báo. Có thể viết như sau:
"Given that osteoporosis and its consequence of fracture are associated with multiple risk factors, the disease has been a subject of intense scientific study. Research into osteoporosis spans from basic investigations to clinical and epidemiologic studies. Osteoporosis research involves multiple medical disciplines, including endocrinology, internal medicine, rheumatology, orthopedics, genetics and biomechanics. The international scientific interaction between medical disciplines has generated a substantial literature on the diagnosis, prognosis and management of osteoporosis."
Nói tóm lại, cách dàn bài nghị luận căn bản nhất là dựa trên cấu trúc của các đoạn văn. Mỗi đoạn văn chỉ nói lên một ý tưởng, nhưng nhiều đoạn văn nối kết lại thành một "bức tranh" hay "câu chuyện" mà tác giả muốn chuyển đến độc giả. Mỗi đoạn văn, xin nhắc lại, chỉ có ba phần: chủ đề, chứng cứ, và kết luận. Nếu các bạn tập theo cách viết này thì sẽ có được một bài báo khoa học "well written".
----
(2) Thêm ví dụ về hai đoạn văn để các bạn bình luận. Theo các bạn, đoạn văn nào (A, B hay C) là đọc được và chứng tỏ tác giả biết viết? Tôi không nói tác giả để các bạn không bị "bias".
A
"On the other hand, the relationship between fat mass and BMD is complex and still controversial. Some studies reveal that fat mass plays detrimental effect on BMD in young population and men, while many studies of postmenopausal women showed protective effects of fatness to BMD similar to our results [20-26]. Some debate that more negative associations with fatness and bone mass in Asians since general BMI is lower in Asians than Caucasians [27-28]. Moreover, there are emphasizes that body weight and fat mass have complex collinearity lies within to analyze regression controlling one to another [14-15]. Likewise, past studies are divergent in gender, age population, and relatively low sample sizes for general interpretation of fatness to bone mass. In our study, although the population was confined to Koreans or Asians, relatively healthy general population of men and women throughout total lifespan except for actively growing phase, were included for analysis."
"On the other hand, the relationship between fat mass and BMD is complex and still controversial. Some studies reveal that fat mass plays detrimental effect on BMD in young population and men, while many studies of postmenopausal women showed protective effects of fatness to BMD similar to our results [20-26]. Some debate that more negative associations with fatness and bone mass in Asians since general BMI is lower in Asians than Caucasians [27-28]. Moreover, there are emphasizes that body weight and fat mass have complex collinearity lies within to analyze regression controlling one to another [14-15]. Likewise, past studies are divergent in gender, age population, and relatively low sample sizes for general interpretation of fatness to bone mass. In our study, although the population was confined to Koreans or Asians, relatively healthy general population of men and women throughout total lifespan except for actively growing phase, were included for analysis."
B
"ASEAN was originated in 1967 by the five original member countries: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, and Thailand. Brunei Darussalam joined on1984, Vietnam 1995, Laos and Myanmar 1997, and Cambodia on 1999. The aims and purposes of ASEAN are[1], amongst others, to accelerate economic growth, social progress, and cultural development in the region, to promote regional peace and stability, to promote collaboration and mutual assistance on matters of common interest, to provide assistance to each other in the form of training and research facilities, to collaborate for the better utilization of agriculture and industry to raise the living standards of the people, to promote Southeast Asian studies and to maintain close beneficial co-operation with existing international organizations with similar aims and purposes."
"ASEAN was originated in 1967 by the five original member countries: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, and Thailand. Brunei Darussalam joined on1984, Vietnam 1995, Laos and Myanmar 1997, and Cambodia on 1999. The aims and purposes of ASEAN are[1], amongst others, to accelerate economic growth, social progress, and cultural development in the region, to promote regional peace and stability, to promote collaboration and mutual assistance on matters of common interest, to provide assistance to each other in the form of training and research facilities, to collaborate for the better utilization of agriculture and industry to raise the living standards of the people, to promote Southeast Asian studies and to maintain close beneficial co-operation with existing international organizations with similar aims and purposes."
C
"The biggest concentrations of Hispanics, however, are in the Southwest, particularly California. In 2000, nearly two thirds of Mexican immigrants lived in the West, and nearly half in California. To be sure, the Los Angeles area has immigrants from many countries, including Korea and Vietnam. The sources of California’s foreign-born population, however, differ sharply from those of the rest of the country, with those from a single country, Mexico, exceeding totals for all of the immigrants from Europe and Asia. In Los Angeles, Hispanics—overwhelmingly Mexican—far outnumber other groups. In 2000, 64 percent of the Hispanics in Los Angeles were of Mexican origin, and 46.5 percent of Los Angeles residents were Hispanic, while 29.7 percent were non-Hispanic whites. By 2010, it is estimated that Hispanics will make up more than half of the Los Angeles population."
"The biggest concentrations of Hispanics, however, are in the Southwest, particularly California. In 2000, nearly two thirds of Mexican immigrants lived in the West, and nearly half in California. To be sure, the Los Angeles area has immigrants from many countries, including Korea and Vietnam. The sources of California’s foreign-born population, however, differ sharply from those of the rest of the country, with those from a single country, Mexico, exceeding totals for all of the immigrants from Europe and Asia. In Los Angeles, Hispanics—overwhelmingly Mexican—far outnumber other groups. In 2000, 64 percent of the Hispanics in Los Angeles were of Mexican origin, and 46.5 percent of Los Angeles residents were Hispanic, while 29.7 percent were non-Hispanic whites. By 2010, it is estimated that Hispanics will make up more than half of the Los Angeles population."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét