Tại sao Việt Nam rút khỏi cuộc đua giành chức lãnh đạo UNESCO?

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại một vòng bầu chọn vào chức Tổng giám đốc UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu tại một vòng bầu chọn vào chức Tổng giám đốc UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu từng tự hào là người Việt Nam đầu tiên ra ứng cử trong cuộc đua giành chức Tổng giám đốc UNESCO, nhưng nay đã rút lui trước vòng 3 cuộc bầu chọn cho vị trí cao nhất trong Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
Nhà ngoại giao 56 tuổi – hiện là trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề UNESCO – là một trong 9 ứng cử viên dự tranh ghế tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.
Theo trang web chính thức của UNESCO, đại diện Việt Nam đã rút lui khỏi cuộc đua mà trước đó ông đã trực tiếp vận động tại 30 quốc gia thành viên với lời cam kết “sẽ giúp UNESCO đoàn kết hơn.”
Trong 1 bức thư gửi cho Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO Michael Worbs, đại sứ phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO, bà Trần Thị Hoàng Mai, thông báo với tổ chức của Liên Hiệp Quốc rằng chính phủ Việt Nam quyết định rút ứng viên khỏi cuộc đua. Trong thư, bà Mai tái khẳng định cam kết của Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa sự hợp tác với các tổ chức của UNESCO và với tân Tổng giám đốc kế tiếp của tổ chức này.
Bức thư phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO ký tên đại sứ Trần Thị Hoàng Mai thông báo cho chủ tịch Ban chấp hành UNESCO về quyết định rút ông Phạm Sanh Châu khỏi cuộc đua tới chức Tổng giám đốc của tổ chức này.
Bức thư phái đoàn thường trực của Việt Nam tại UNESCO ký tên đại sứ Trần Thị Hoàng Mai thông báo cho chủ tịch Ban chấp hành UNESCO về quyết định rút ông Phạm Sanh Châu khỏi cuộc đua tới chức Tổng giám đốc của tổ chức này.

VOA không thể liên lạc với đại sứ Châu để xin bình luận về quyết định của ông.
Việc Việt Nam giới thiệu ứng cử viên ra tranh chức Tổng giám đốc tổ chức văn hóa của LHQ được Hà nội coi là “bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động tích cực hội nhập quốc tế.”
Phóng viên TTXVN tại Paris nói “tranh cử góp phần tăng cường vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế” và “thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn, có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác toàn diện” của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ SEO