Sáng nay 3/10/2017, tại tư gia nhà văn Nguyễn Đình Chính đã tổ chức cuộc gặp gỡ trao đổi về tập truyện ngắn Người quê, NXB Hội Nhà văn VN vừa ấn hành của tác giả trẻ, một bác sĩ đã nghỉ hưu đang ham hố viết lách: nữ nhà văn Y Mùi...
Tại cuộc gặp gỡ ấm cũng chân tình này các nhà văn Nguyễn Đình Chính, Trần Ninh Hồ, Hoàng Việt Hằng, Trần Nhương, vợ chồng nhà văn Lê Phương-Trịnh Thanh Nhã, nhà phê bình sân khấu Nguyễn Văn Thành, nhà văn Phạm Việt Long, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đắc Nhu, họa sĩ Bùi Văn Quyền, đạo diễn Nguyễn Huy Hoàng...đã chúc mừng Y Mùi và góp nhiều ý kiến chân tình cho tập truyện ngắn thứ 2 của chị...
Tại cuộc gặp này, chủ blog cũng góp một vào lời về chuyện viết lách của Y Mùi qua tập truyện Người quê...
Y MÙI VỚI TẬP TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI QUÊ”…
Phạm Viết Đào.
Trong cuộc đời có 2 cái nghề mà những người làm trong cái nghề có cái quyền năng tự mình can thiệp trực tiếp, trực diện vào sinh mạng, số phận của người khác; Họ có thể làm thay đổi không chỉ đời sống sinh học mà cả đời sống tinh thần tâm linh của người khác: đó là nghề y- nghề làm thầy thuốc và nghề viết văn…
Trong cuộc đời cũng có 4 cái nghề mà những con người làm cái nghề này rất dễ bị tổn thương về âm đức, gánh chịu những nghiệp chướng: nghề làm chính trị ( Một đời làm lãi vạn đại ăn mày; Một đời làm chúa, mười đời ăn mày…); nghề cầm súng, cầm gươm ( Một tướng công thành vạn cốt khô…); nghề làm thầy thuốc ( để làm thầy thuốc giỏi cứu chữa cho hàng ngàn, hàng vạn người bị bệnh hiểm nghèo không khỏi có lúc sai sót, lẫm lỗi làm chết oan người khác); nghề làm quan tòa trong thời buổi hiện nay ( Rất nhiều quan tòa hiện nay mỗi khi tuyên xong một bản án tử hình thường phải vào chùa vào nhà thờ sám hối, xin rửa tội)…
Không ngẫu nhiên mà Lỗ Tấn được bố mẹ cho tiền sang Nhật học nghề làm thầy thuốc nhưng ông đã rẽ ngang, chuyển sang cầm bút. Vì Lỗ Tấn muốn tự mình chữa cái bệnh u mê mà hàng triệu sinh linh của dân tộc Trung Hoa vĩ đại của ông đang mắc phải; tuy ở vào đầu thế kỷ XX nhưng xã hội, con người Trung Hoa vẫn chìm trong bóng đen Trung Cổ. Lỗ Tấn nhận thấy: nếu ông cứ theo nghề thầy thuốc thì chỉ có thể cứu vớt cho vài ngàn con người đói khổ, tật nguyền…
Y Mùi là người có cái may, định mệnh đã an cư Y Mùi và Y Mùi đang hăng hái hoạt động trong 2 cái nghề đầy quyền năng nhưng cũng đầy nghiệp chướng này: làm thầy thuốc và viết văn…Y Mùi đã xây được cái lầu 1: Lầu thầy thuốc, hiện đang hăng hái muốn xây thêm lầu 2: lầu văn…
Đọc tập truyện Người quê của Y Mùi, thấy tác giả có tư chất một nhà văn, có cái hồn hậu, trong sáng của một con người cầm bút có lẽ nhờ do những trải nghiệm, từng đụng chạm trực diện tới sinh mạng của những con người mang trên mình những khuyết tật của sinh thể; có thể từ nguồn ren do cha sinh mẹ dưỡng và cũng có thể do hoàn cảnh gia đình-xã hội đưa đẩy…
Đọc văn Y Mùi chưa thấy sự làm dáng, viện dẫn kỹ xảo, những chiêu thức báo hiệu sự lão hóa của tâm hồn giống như một người đàn bà qua tuổi xuân sắc phải dùng tới son phấn để đẩy lùi, đánh lừa tuổi tác, thời giang…
Đọc 9 truyện ngắn trong tập truyện Người quê, người viết chí muốn gợi ý cho tác giả và lưu ý độc giả 2 truyện đó là truyện: Chuyện tử tế ( Viết về cuộc đời bị căn bệnh thế kỷ HIV) và Chuyện kể của “người thích ôm rơm” ( Chuyện viết về một người phụ nữ nông thôn tích cóp tiền lên thành phố chữa bệnh)…
Đó là 2 chuyện được nhất, đúng thế mạnh, sở nghề của Y Mùi. Y Mùi cho biết, chị làm nghề thầy thuốc và 2 cái chuyện này cũng đã cho ta thấy những trải nghiệm đáng tin được thế hiện trong các con chữ của 2 truyện do Y Mùi bộc bạch…
Người làm nghề y rất dễ bị tổn thương về âm đức và gánh chịu nghiệp chướng…Dẫu sao thì cái nghề châm cứu của Y Mùi cũng đỡ rủi ro hơn so với cái nghề phẫu thuật mà chỉ cần sai lầm một nhát dao, đường chỉ có thể đẩy bệnh nhân về thế giới bên kia hay chịu tàn phế suốt đời…Không phải ngẫu nhiên danh ngôn dành cho nghề y đó là: Lương y như từ mẫu…
Qua những gì Y Mùi viết trong 2 truyện ngắn này, người đọc nhận thấy Y Mùi đã tự nhận thức được cái đạo cầm kim, đạo chữa bệnh cứu người của người làm nghề thầy thuốc; Đó là sự thành công hồn nhiên, hồn hậu của tác giả, của bác sĩ…Chúc Y Mùi vững tiến trên cái tư chất đó, kết hợp ngày một nhuyền hơn 2 cái nghề đầy quyền năng và nghiệp chướng này…
Là thầy thuốc, Y Mùi biết rõ cơ chế nảy sinh bệnh lý trong con người: Con người thường bị bệnh khi CHÍNH KHÍ bị rối loạn, TÀ KHÍ nổi lên chế ngự đẩy lùi chính khí dẫn tới bệnh tật…
Người làm thầy thuốc giỏi là người sớm giúp người bệnh củng cố, ổn định chính khí đẩy lúi tà khí..Nghề y cũng như nghề làm chính trị; chữ CHÍNH TRỊ chiết tự theo chữ Hán là làm cho nó ngay thẳng…
Người làm thầy thuốc giỏi là người sớm giúp người bệnh củng cố, ổn định chính khí đẩy lúi tà khí..Nghề y cũng như nghề làm chính trị; chữ CHÍNH TRỊ chiết tự theo chữ Hán là làm cho nó ngay thẳng…
Người làm chính trị vương đạo là người làm cho xã hội đang rối loạn về kỷ cương, đạo lý trở nên ngay thẳng trở lại, ngay ngắn trở lại; Người làm chính trị bá đạo, tà đạo là người làm cho xã,hội đang ngay thẳng lành mạnh, trở nên cong queo, u uất, tối tăm, xuống cấp về đạo lý để mưu xầu lợi ích cho cá nhân, dòng họ, phe nhóm và đảng của mình…
Đọc Y Mùi thấy văn chất của Y Mùi cón có tiềm năng phát triển hơn, nếu đem so với những gì Y Mùi đã viết ra trong tập truyện với 9 truyện ngắn được đặt tên Người quê…
Hy vọng Y Mùi thấm nhuần y đức của một người làm nghề y, xuất phát từ khu rừng rậm ngành y ít người khai phá, bằng những quan sát, con chữ của mình góp phần vào sự nghiệp phục hồi, củng cố chính khí, đẩy lùi tà khí…
Từ cái nghề thầy thuốc, cầm kim tiêm châm trị bệnh cứu người, một cái nghề kiếm thêm thu nhập của một bác sĩ đã nghỉ hưu để nâng cao đời sống vật chất cho gia đình, thêm cái nghề viết văn, Y Mùi đã tự làm giàu thêm cho mình đời sống tinh thần…Cả hai cái nghề này nếu làm tốt, kết hợp hài hòa nhuẫn nhuyễn thì Y Mùi đã tự dưỡng phúc, bồi đắp phúc cho mình, gia đình mình, con cháu mình…Các cụ xưa dạy: Có phúc thì có phần; Chúc Y Mùi tu nghề, tích phúc…
Trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, có một tình tiết ám ảnh khủng khiếp người đọc: chuyện cô con dâu, một bác sĩ phụ sản, làm nghề nạo thai, hàng ngày vẫn lấy những cái thai nhi thiếu tháng bị nạo phá đem về nuôi lợn…
Một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn khiến cho người đọc nhớ mãi đôi khi do bởi sự ám ảnh của một tình tiết nào đó… Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp khiến người ta nhớ, khiến người đọc bị ám ảnh chính nhờ cái tình tiết mang đầy tính “nghiệp vụ y khoa”…
Tôi tin Y Mùi chắc chắn biết nhiều chuyện của cái nghề này hơn Nguyễn Huy Thiệp, vậy thì Y Mùi nên học và viết theo cách mà Nguyễn Huy Thiệp đã khám phá về ngành nghề của mình đi…
Nếu cứ đi sâu vào nghề y, cái nghề hiện như một khu rừng hoang của châu Phi ít có nhà văn nào đụng bút vào; cái nghề hiện đang nổi lên rất nhiều chuyện qua chuyện thuốc ưng thư giả vừa qua, cái nghề rất dễ gây tổn thương ấm đức và nghiệp chướng; tôi tin Y Mùi sẽ tạo dựng được một vương quốc văn chương có một không hai…
Chúc Y Mùi vượt xa Nguyễn Huy Thiệp vì Y Mùi chuyên nghề hơn Nguyễn Huy Thiệp…
Còn Y Mùi cứ lan man hết chuyện này sang chuyện nọ, mặc dù chuyện người quê cũng là trải nghiệm có thật, ảm ảnh của Y Mùi, nhưng nếu Y Mùi cứ chúi vào mảng này thì khó lòng vượt được Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh… những “ bợm viết” về khu vực đề tài này…
Chúc Y Mùi thành công và hy vọng trong tập truyện tiếp sau sẽ là: Y Mùi kể chuyện ngành Y…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét