Venezuela : Dân đói khổ, lãnh đạo kiên định «xã hội chủ nghĩa» ( Sao giống VN hè ); Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản


Thụy My


mediaNgười dân Venezuela xếp hàng mua giấy vệ sinh và tã trẻ em tại Caracas.REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
L’Obs tuần này nhìn sang Venezuela tại châu Mỹ La-tinh, viết về « Maduro, nhà độc tài vùng Caribê ». Lũng đoạn tư pháp, vô hiệu hóa Quốc hội, tra tấn những người đối lập trong lúc dân tình đói khổ…Trong ba năm qua, người kế nhiệm Hugo Chavez đã dập tắt những ngọn lửa leo lét cuối cùng của cuộc cách mạng Bolivar.








Thiếu đói, ba phần tư dân số sụt mất 9 kí lô
Tờ báo cho biết, theo nghiên cứu của một trường đại học, chỉ trong một năm qua, gần ba phần tư người dân Venenezuela đã bị sụt mất trung bình 9 kí lô. Sữa, mì, dầu ăn, trứng…tất cả đều thiếu thốn. Giáo viên bỏ lớp, bác sĩ rời bệnh viện để đi xếp hàng mua thực phẩm, xà bông…Họ phải chọn lựa, hoặc xếp hàng 5 đến 10 tiếng đồng hồ một ngày, hoặc phải trả cái giá gấp năm lần khi mua ngoài chợ đen. Có thể làm gì khác hơn, khi một giảng viên đại học đầy kinh nghiệm lương chỉ có 40 đô la mỗi tháng ?
Tại các khu lao động cũng như những khu phố sang trọng của thủ đô Caracas, người dân phải đi lục thùng rác. Mùa hè vừa qua, có những con thú biến mất khỏi sở thú, cảnh sát cho rằng những người bắt cóc chúng là để ăn thịt. Có đến 9/10 hộ gia đình khẳng định không có đủ thức ăn, và 10 triệu người mỗi ngày chỉ ăn một bữa, hầu hết là để nhường phần cho con. Ông Pedro José Garcia Sanchez, nhà xã hội học Venezuela nay sống ở Paris thổ lộ với tuần báo L’Obs : « Tôi nhận được những email đầy tuyệt vọng của bạn bè cũ, các giảng viên, cán bộ, van nài tôi giúp đỡ. Trước đây khi về Caracas, tôi mang theo gan béo, rượu vang ngon làm quà, thì bây giờ các va li của tôi nhét đầy những mặt hàng thiết yếu ».
Ngày lại ngày, đất nước chìm dần vào khủng hoảng, còn tổng thống Nicolas Maduro lại chối bỏ thực tế, từ chối viện trợ lương thực. Từ năm 2014, khi các siêu thị bắt đầu trống rỗng, ông kêu gọi « Đừng tiêu thụ quá trớn ». Maduro tố cáo « những kẻ tư bản lợi dụng » đã đầu cơ, tạo ra nạn khan hiếm giả tạo ; và các « đế quốc », đứng đầu là Mỹ, đã « bức hại Venezuela về tài chính ». Ông mặc kệ hai triệu người dân Venezuela phải tị nạn ở Brazil, Ecuador hay Colombia – những nước láng giềng nghèo mà trước đây Venezuela nhìn bằng nửa con mắt. « Ai không yêu nước mình thì cứ việc ra đi, chúng ta không cần họ ».
Cực tả châu Âu vẫn bênh vực đất nước của «chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21»
Bạo lực của lực lượng an ninh đã làm ít nhất 115 người chết từ tháng Tư đến tháng Bảy ? Đó là do lỗi của người biểu tình. Bắt bớ các lãnh đạo đối lập ? Đó là những kẻ muốn đảo chính. Giựt dây tư pháp, gây áp lực lên báo chí, hủy trưng cầu dân ý vì biết sẽ thua, vô hiệu hóa Quốc hội từ khi đối lập chiếm đa số năm 2016…Trong ba năm, ông Maduro đã phá sập từng thành lũy một của dân chủ, và mới nhất là việc dựng lên Quốc hội lập hiến, thâu tóm mọi quyền lực.
Nhà xã hội học Garcia Sanchez khẳng định : « Rõ ràng đó là một chế độ kiểu Stalin áp đặt một cách tuần tự, khiến nó trở nên hết sức hiệu quả ». Cũng như nhiều nhà ly khai khác, ông ngạc nhiên trước sự im lặng của cộng đồng quốc tế.
Theo L’Obs, đó là vì phe cực tả khắp châu Âu vẫn dành cảm tình cho « chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 » mà Hugo Chavez hứa hẹn. Ngay tại Pháp, thủ lãnh đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất là ông Jean-Luc Mélenchon chưa bao giờ có một lời nào phê phán. Khi gọi Nicolas Maduro là « nhà độc tài », tổng thống Emmanuel Macron đã bị phe này chỉ trích dữ dội. Nhưng liệu có cách gọi nào khác cho một chế độ đang giam giữ ít nhất 600 tù nhân chính trị, trong những điều kiện tồi tệ ? Những bằng chứng do Human Rights Watch thu thập được cho thấy những người tù bị bỏ đói, không cho ngủ, tra tấn, bị buộc phải ăn phân…
Chiếc bóng của Cuba
Ông Hector Navarro, cựu bộ trưởng thời Chavez cho biết, Hugo Chavez trước đây biết lắng nghe, còn Nicolas Maduro chỉ thích bao quanh mình là những kẻ phỉnh nịnh. Xuất thân là tài xế xe buýt, Maduro là nhà hoạt động nghiệp đoàn đầy tham vọng, quen điều hành những cuộc biểu tình, « một kẻ quấy rối chuyên nghiệp ». Maduro nhanh chóng leo lên những bậc thang của Liên đoàn Xã hội, một phong trào nhỏ có liên hệ chặt chẽ với Cuba, sau đó trở thành đệ tử trung thành của Chavez. Vài năm sau khi được bổ nhiệm làm ngoại trưởng, Maduro theo hẳn chính sách của La Habana.
Nhà xã hội học Margarita Lopez Maya nhấn mạnh : « Ông ta toàn sang đảo quốc nhờ cố vấn. Nhiều nhà ngoại giao Venezuela đã từ chức, Maduro bèn thay thế bằng người của mình, những quân nhân chẳng biết gì về đối ngoại. Ông ta hoàn toàn bị Cuba khống chế ». Năm 2012 khi Chavez lâm bệnh nặng, việc chọn người kế vị rất đơn giản, tuy Nicolas Maduro không hề có được sự thu hút của Hugo Chavez lần tầm nhìn của Fidel Castro. Bà Maya nói : « Maduro chỉ là một người thừa hành, luốn thực hiện chính xác những gì Chavez yêu cầu ».
Castro đã áp đặt sự chọn lựa này chăng ? Cha Luis Ugalde, giảng viên đại học Dòng Tên vốn hiểu rất rõ chế độ cho biết : « Đây là chủ đề thảo luận giữa Chavez đang hấp hối và lãnh đạo Cuba ». Điều duy nhất có thể khẳng định là La Habana đã vớ bở. Hiện nay G2, cơ quan tình báo đầy quyền lực của Cuba, vẫn đang chiếm trọn một tầng lầu trong tòa nhà của cơ quan tình báo Venezuela !
Thuyền trưởng bất lực trước giông bão
Nhưng Nicolas Maduro không có được tầm vóc của một vị thuyền trưởng, đặc biệt là trong phong ba bão tố. Chiếc tàu mà ông được thừa kế có nguy cơ bị chìm đắm. Trước đây, nhờ nguồn lợi trời cho là dầu lửa, người hùng Chavez đã vung tiền không cần đếm, như một người trúng số độc đắc. Chavez chiếm được cảm tình của các nước láng giềng, các đảng anh em, và của nhân dân, với những chương trình xã hội hào phóng. Nhưng ông không hề chuẩn bị cho tương lai : không đầu tư vào sản xuất, không dự trữ ngoại hối, không có quỹ đầu tư. Khi Chavez qua đời, ngân sách quốc gia trống rỗng.
Không may cho Maduro : giá dầu thô thời Chavez từ 8 đô la tăng vọt lên 120 đô la một thùng, nhưng đến khi Maduro lên kế vị lại rơi xuống chỉ còn 20 đô la. Làm thế nào bây giờ ? « Con trai của Chavez » - như người ta mệnh danh – chỉ còn giải pháp tình thế. Quân đội tha hồ buôn lậu, tham nhũng. Dù có trữ lượng vàng đen thuộc loại lớn nhất thế giới, từ hai năm qua, Venezuela bắt đầu phải nhập dầu lửa.
Tình hình y tế rất thê thảm : không còn insuline hay vắc-xin, không có thuốc cho người bị SIDA lẫn bệnh nhân ung thư cần hóa chất để trị liệu…Cũng như Liên Xô trong cuộc khủng hoảng thập niên 80, người bệnh phải cung cấp găng y tế và gạc cho bác sĩ nếu muốn được giải phẫu. Chính phủ không còn công bố những con số thống kê về tỉ lệ tử vong trẻ em, sự tái xuất hiện của một số bệnh như bại liệt…
Tổng sản phẩm nội địa sụt 30% trong ba năm liên tiếp – một kỷ lục thế giới – lạm phát trên 50% hàng tháng đối với thực phẩm, và trong nửa đầu năm 2017, giá cả đã tăng 366%. Hậu quả là trên ¾ người dân sống dưới ngưỡng nghèo khó. Nếu năm 2001, Venezuela là nước giàu nhất châu Mỹ la-tinh, thì nay vừa nằm trong số nước nghèo nhất, lại vừa nguy hiểm nhất : tỉ lệ các vụ giết người lên đến 91,8 trên 100.000 dân, cao gấp 20 lần so với Bắc Mỹ. Bị nghẹt thở vì món nợ khổng lồ, Venezuela nay đành phải bán mình cho Trung Quốc.
Ông Maduro sẽ còn đi đến đâu ? Nhà phân tích Mauricio Hernandez cho rằng : « Sẽ đi càng xa càng tốt nếu có thể, để duy trì quyền lực. Những người thân cận đều biết họ đang lao thẳng vào băng sơn, nhưng cũng hiểu rằng nếu mất quyền, họ có nguy cơ vào tù ».
Cuba mở hé cửa thị trường, nhưng vẫn chống tư bản !
Cũng về châu Mỹ La-tinh, Le Monde Diplomatique nhận định « Cuba thích kinh tế thị trường nhưng lại không muốn tư bản chủ nghĩa ». Chủ tịch Raul Castro loan báo sẽ rời chức vụ vào năm 2018, người kế vị có thể là Miguel Diaz-Canel, sinh sau khi Fidel lên ngôi ở La Habana. Đây là một cuộc cách mạng nho nhỏ, sau khi ông Raul cố gắng đưa mô hình kinh tế Cuba thích ứng với thời thế.
Các nhà quan sát ghi nhận, chủ tịch 86 tuổi Raul Castro đã bỏ qua nhiều dịp kỷ niệm : 55 năm cách mạng chiến thắng, 161 năm ngày sinh người hùng José Marti…Từ khi lên thay người anh Fidel, ông Raul đã mở cửa cho những người làm ăn cá thể, với 201 nghề nghiệp được cho phép, chủ yếu là nghề thủ công. Các tiểu chủ còn được mời tham dự cuộc diễu hành trang trọng nhân ngày lễ Lao Động 1/5. Năm ngoái, đảo quốc đã tiếp đón đến 4 triệu khách du lịch.
Nhưng năm 2016, lần đầu tiên Cuba bị suy thoái (-0,9%), dầu thô được Venezuela bán với giá hữu nghị đã giảm 40%. Người dân phải tự xoay sở bằng mọi cách để sinh tồn, nhưng phe cứng rắn trong chính quyền vẫn coi lãnh vực tư nhân là kẻ thù của cách mạng. Nhà kinh tế Pedro Monreal nhận xét, trong khi hầu hết các nước cố gắng xóa đói giảm nghèo, thì Cuba lại đấu tranh chống giàu có !
Aung San Suu Kyi, thần tượng sụp đổ
Thảm trạng của người Rohingya tại Miến Điện, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chiến thắng mang dư vị đắng của thủ tướng Đức Angela Merkel, Catalunya đấu tranh đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha… là những vấn đề thời sự quốc tế được các tuần báo Pháp kỳ này quan tâm.
Về châu Á, Le Courrier International có hồ sơ « Miến Điện : Tất cả đều chống lại người Rohingya ». Điều trớ trêu là quân đội vốn bị ghét bỏ sau 50 năm độc tài quyền lực, nay lại giành được tính chính danh khi tấn công lực lượng ARSA mới thành lập của người Rohingya mới thành lập, khiến trên 400.000 thường dân phải di tản. Nhưng chính sự im lặng của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi mới gây sốc cho phương Tây.
Trong bài « Aung San Suu Kyi, thần tượng sụp đổ », tờ Mekong Review ở Sydney tỏ ý tiếc là Lady của Răngun đã rơi xuống khỏi chiếc bục mà phương Tây đã dựng lên. Từ khi lên nắm quyền, bà luôn từ chối đề cập cụ thể đến vấn đề người Rohingya. Năm 2015, bà cấm các thành viên theo đạo Hồi của đảng LND ra ứng cử Quốc hội, và đến 2016 còn yêu cầu các viên chức và ngoại giao đoàn không dùng từ « Rohingya », thay vào đó là « những người Hồi Giáo bang Arakan ».
Bán nguyệt san Mỹ The New Republic nêu lên thắc mắc của nhiều người : « Liệu đó có phải là bà Aung San Suu Kyi thực sự hay không ? ». Lá thư ngỏ của hơn một chục giải Nobel hòa bình gởi lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 12/2016 về nạn đàn áp người Rohingya đã khiến tên tuổi bà bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuyên gia về Miến Điện gọi bà Suu Kyi là « nhà dân chủ độc tài ». Sử sách sẽ ghi lại cái tên Aung San Suu Kyi như một ngôi sao rơi rụng, một thần tượng có đôi chân bằng đất sét.
Hồng Kông : Cuộc chiến biểu ngữ của sinh viên đòi độc lập
Cũng về châu Á, Le Monde cuối tuần cho biết « Tại Hồng Kông, những người đòi độc lập đấu tranh bằng biểu ngữ ». Nếu mùa tựu trường 2016 được đánh dấu bằng việc phát các tờ rơi vận động cho độc lập trước các trường trung học và đại học ở Hồng Kông, thì mùa khai trường năm nay ý tưởng này lại xuất hiện tại giảng đường, các diễn đàn đại học.
Tại sáu trường đại học Hồng Kông uy tín nhất, những bức tường để dán những mẩu rao vặt bỗng đầy những áp-phích kêu gọi độc lập cho Hồng Kông. Phe thân Bắc Kinh bèn thức suốt đêm để gỡ bỏ, dán chồng lên những áp-phích tuyên truyền cho chế độ, và trong nhiều trường hợp, bảo vệ nhà trường phải can thiệp để tránh xô xát giữa hai bên.
Nhưng cuộc đấu khẩu bộc phát dữ dội vào giữa tháng Chín, do trong một cuộc tập hợp những người thân Bắc Kinh, dân biểu Hà Quân Nghiêu (Junius Ho) và cán bộ quận Tăng Thụ Hòa (Tsang Shu Wo), tuyên bố rằng các lãnh đạo phong trào dân chủ xứng đáng « bị giết chết không thương tiếc ». Báo chí Hồng Kông so sánh với thời Cách mạng Văn hóa, 22 dân biểu đối lập ra thông cáo chung lên án. Còn về các biểu ngữ, nghiệp đoàn trường đại học danh giá Hong Kong U đòi hỏi phải có quy định rõ ràng về những gì được và không được dán, nếu không thì phải để sinh viên tự do biểu đạt.
Tổng thống Pháp biếu không 4,5 tỉ euro cho những người giàu nhất ?
Về thời sự nước Pháp, tuần san L’Obs đăng ảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên trang nhất và đặt câu hỏi « Canh bạc 4,5 tỉ euro : Tại sao ông đem cho người giàu ? ». Kể từ năm 2018, tổng thống Pháp giảm đến 4,5 tỉ euro tiền thuế cho những người giàu có nhất, với hy vọng số tiền này sẽ được tái đầu tư vào nền kinh tế. Nhưng theo tờ báo, đây là một canh bạc đầy rủi ro.
Những người được lợi nhiều nhất trong việc cải cách sắc thuế đánh vào tài sản (ISF) chỉ chiếm 1% dân số Pháp. Đó là khoảng 280.000 gia đình rất giàu : có thu nhập trên 30.000 euro/tháng, hoặc có tài sản trị giá trên 2 triệu euro. Một đại biểu hội đồng quận 15 Paris than thở : « Làm thế nào giải thích cho những người tuổi 60 sở hữu một căn hộ cũ là họ sẽ bị đánh thuế nhiều hơn các nhân viên giao dịch chứng khoán trẻ tuổi đi xe Ferrari ? »
Ngủ đủ giấc tránh được béo phì, đau tim, tiểu đường…
Trên lãnh vực xã hội, Le Point dành hồ sơ cho giấc ngủ. Theo những phát hiện mới nhất của khoa học, thì giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng cho sức khỏe, khả năng tập trung tư tưởng, trí nhớ và cả sự thành công.
Không phải là ngẫu nhiên khi con người phải dành đến một phần ba cuộc đời để ngủ. Theo Viện nghiên cứu về giấc ngủ (INSV), những phụ nữ ngủ dưới 6 giờ/ngày, có 34% nguy cơ bị béo phì, còn đối với nam giới thì lên đến 50%. Nguy cơ bị đau tim và cao huyết áp tăng 48%, đột quỵ 15%, bên cạnh đó là tiểu đường, ung thư.
Đối với các nhà lãnh đạo, ngủ ít không có nghĩa là làm việc được hiệu quả hơn. Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng thú nhận : « Tất cả những sai lầm lớn mà tôi phạm phải trong cuộc đời đều là do mệt mỏi ». Đức giáo hoàng Phanxicô mỗi ngày đều dành ra 40 phút cho giấc ngủ trưa.
Tất nhiên là luôn có những người không thích theo quy luật tự nhiên, mà người nổi tiếng nhất đang ngự trong Nhà Trắng. Ông Donald Trump khoe rằng chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, nên có nhiều thì giờ hơn các đối thủ. Trong thời gian tranh cử, đôi khi ông chỉ ngủ có 90 phút mà thôi. Thế nên mới có chuyện ông viết Twitter mắng cô hoa hậu hoàn vũ Alicia Machado vào lúc ba giờ rưỡi sáng.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đài tưởng niệm anh hùng nhân dân ở Bắc Kinh ngày 30.9
Ông Tập Cận Bình tuyên bố Đảng Cộng sản Trung Quốc cần nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại nhưng vẫn kiên định lập trường của chủ nghĩa Marx.
Theo Tân Hoa xã ngày 30.9, khi phát biểu trước các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch - Tổng bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh các giá trị của chủ nghĩa Marx vẫn vẹn nguyên qua thời gian và sự phát triển của xã hội. “Nếu đi lệch hoặc từ bỏ chủ nghĩa Marx, đảng của chúng ta sẽ mất sức sống và đường lối”, ông Tập cảnh báo. Tuy nhiên, ông cũng yêu cầu các đảng viên chú trọng nghiên cứu bản chất, mô hình cũng như những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại. “Việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu đúng sự phát triển và số phận của chủ nghĩa tư bản, hiểu rõ những thay đổi mới và đặc tính của chủ nghĩa tư bản hiện nay”, ông Tập tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh CPC phải tiếp tục phát triển theo đường hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, nâng cao toàn diện sức mạnh quốc gia toàn diện.
Những phát biểu trên được đưa ra trước thềm Quốc khánh Trung Quốc (1.10) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của CPC khai mạc tại Bắc Kinh ngày 18.10. Tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn các nguồn tin và giới quan sát dự đoán trong đại hội sắp tới, học thuyết “Bốn toàn diện” của Chủ tịch Tập sẽ được đưa vào điều lệ Đảng. “Bốn toàn diện” bao gồm xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện và quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện. Chưa hết, theo các nguồn tin, học thuyết này sẽ gắn tên người sáng lập, có nghĩa là vị thế của ông Tập sẽ được nâng lên ngang hàng với các nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trước đây, một số nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đưa ra học thuyết mang tính chỉ đạo đường lối và được đưa vào điều lệ Đảng, chẳng hạn thuyết “Ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân hay “Phát triển khoa học, xã hội hài hòa” của ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, chỉ mới có “Tư tưởng Mao Trạch Đông” và “Lý luận Đặng Tiểu Bình” là gắn liền với danh tính chủ nhân.
Mặt khác, theo dự báo của SCMP, sau đại hội, số ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị vẫn sẽ giữ nguyên là 7 người. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường chắc chắn được bầu lại. Năm vị ủy viên đương nhiệm có thể sẽ về hưu và trong số những gương mặt triển vọng để thay thế có Phó thủ tướng Uông Dương, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Hàn Chính cùng Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư.
Văn Khoa

TRUNG QUỐC KHỞI CHIẾM VỊ XUYÊN-HÀ GIANG TỪ NĂM NÀO ? ( Nhân chứng 3)

47 đặc công của Sư 305 bị pháo kích hy sinh trước cửa Hang Dơi 1984-do pháo ta hay pháo Trung Quốc ?

bài liên quan:

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi_26.ht...

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào


https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi.html
Ngọn núi đá có Hang Dơi ở chân: 1 cái am nhỏ và 1 cái miếu mới xây để thờ các liệt sĩ; Canh đó là hầm chỉ huy của bộ phận chỉ huy tiền phương Mặt trận Vị Xuyên

Nhiều lần lên cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang tôi được nghe chuyện 47 bộ đội đặc công hy sinh ngay trước của hang vào quãng tháng 5/1984...nghi bị lựu pháo của ta bắn nhầm...
Hang Dơi nằm bên cạnh suối Thanh Thủy, kế liền hang Làng Lò; Hang Dơi là điểm được đánh dấu trên bản đồ cách Cao điểm 233 và 685 quảng 1000 m theo đường thẳng...
Tôi đã hỏi chuyện CCB 313 Nguyễn Văn Thanh, người có mặt trong Hang Dơi, nơi bộ đội ta đồn trú...Anh không dám khẳng định bị pháo ta bắn, anh chỉ nghi là bị cối Trung Quốc bắn...
Nếu nhìn vào bản đồ thì cối khó lòng bắn cầu vồng xuống được cửa Hang Dơi vì quân Trung Quốc ở cách đó quãng 1000m. Ngọn núi có Hang Dơi dốc đứng về phía ta như một bức tường; Muốn câu cối thì phải đặt súng ngay trên đỉnh may ra mới câu được...
Vài lần vào thăm Đơn vị làm kinh tế 313 đóng đối diện Hang Dơi phía bên này; anh em lính trẻ cho biết: Linh hồn các liệt sĩ đặc công hy sinh trong trận đó thiêng lắm...Nhiều sáng tinh mơ, anh em bên này dậy sớm có nghe tiếng hô tập hợp đội ngũ, hô xung phong rất rõ bên kia suối Thanh Thủy...Thỉnh thoảng các liệt sĩ vẫn sang bên doanh trại bên này đùa nghịch. Ví đụ bộ đội đang ngồi uống nước một mình và cảm tưởng như có ai đó ngồi đối diện với mình, đụng vào chén ấm như nhắc phải rót nước mời liệt sĩ...Ai đi phép hoặc đi phép lên đều nhớ sang bên Hang Dơi thắp hương sẽ đi về suôn sẻ...
Trước đây Đơn vị kinh tế 313 có làm một cái chòi nhỏ để bộ đội thỉnh thoảng sáng thắp hương. Tôi đề nghị nên xây cái miếu thờ, tôi có cung tiến ít tiền và hiện đã được xây một cái miếu thờ trước cửa Hang Dơi để tưởng vọng 47 chiến sĩ đặc công hy sinh không rõ do pháo Trung Quốc hay pháo ta...


Kết quả hình ảnh cho hang dơi vị xuyên hà giang
Cửa vào Hang Dơi

Sau đây là đoạn blog Phạm Viết Đào trò chuyện với CCB 313 Nguyễn Văn Thanh quê Thanh Hóa hiện đang sống tại TP Hà Giang
-Năm đó là năm bao nhiêu ? ( Sự kiện 47 đặc công Sư 305 hy sinh
-Năm 1984
-Đơn vị thuộc sư đoàn nào ?
-Thuộc Sư đoàn đặc công 305. Đang hóa trang chuẩn bị đi đánh thì bị…
-Bị 1 quả hay sao ?
-Bị 1 quả cối cầu vồng
-Hồi đó các anh đóng quân ở đâu ?
-Ở chỗ kia kìa...Đơn vị đòng ở đấy nhưng dồn vào ở trong Hang Dơi; Hang này có thể ở được hàng tiểu đoàn
-Hồi đó anh có ở trong hang Dơi không ?
-Có tôi có ở trong Hang Dơi
-Thời điểm các chiến sĩ đặc công hy sinh trước của hang anh có ở trong hang không ?
-Sau khi an hem hy sinh thì anh em chúng tôi ra. Lúc đó chúng tôi là bộ binh. Anh chứng kiến 47 đặc công hy sinh trong trận đó.
- Thi thể của họ sau đưa về đâu ?
-Anh em được đưa sang phía cầu Khỉ rồi chuyển sang tuyến sau…
-Theo anh thì pháo Trung Quốc đặt ở đâu ?
-Pháo của nó lúc đó đặt ở khu vực đây này…
-Tôi nghe nói do lựu pháo của mình bắn nhầm ?
-Cái đó thì cũng không rõ…
-Hồi đó ở đây bộ đội ta hy sinh nhiều không anh ?
-Ôi giời, khu vực này ngày xưa là “ cối xay thịt”…Giữa ta và Trung Quốc không biết thế nào mà nói…
-Anh ở đây từ năm nào đến năm nào ?
-Từ 1979 bọn tôi lên đây; Năm 1984 tôi còn ở trên này…
-Anh tên là gì ?
-Tôi tên là Nguyễn Văn Thanh
-Anh ở sư đoàn nào ?
-Tôi ở Sư đoàn 313
-Anh đã tham gia những trận đánh ác liệt nào ở đây ?
-Chúng tôi đóng quân ở đây còn lên đánh ở cao điểm 1688

-Hồi ta thắng hay ta thua ?



-Trận đánh ác liệt mà tôi chứng kiến là trận đánh lấy lại cao điểm 1688…
-Tức là điểm cao 1688 m ?
-So với mặt nước biển…
-Nó cao hơn cả 1509 à ?
-Cao hơn…Nó nằm trên đất mình thuộc khu vực đường biên. Cao điểm này nằm ở khu vực Lao Chải; mình và Trung Quốc tranh chấp nhau…
-1509  cũng nằm ở khu vực đường biên giữa ta với Trung Quốc?
-1509 thì Trung Quốc nói đỉnh là của nó…từ bình độ 1400 trở lên. Của ta dưới 1400 m…
-Anh đánh thế mà không bị thương gì cả ?
-Nó là cái số, đạn tránh mình chứ mình không tránh đạn…có lúc đạn pháo nổ bên cạnh nhưng không chết…
-Trận đánh cao điểm 1688 đơn vị của anh hy sinh nhiều không ?
-Nhiều lắm anh ạ. Đơn vị đánh 1688 là Tiểu đoàn 8 ( F 313) khoảng 2/3 đơn vị đã bị hy sinh…
-Một tiểu đoàn bao nhiêu quân…400 bộ đội à ?
-Một tiểu đoàn đủ là 600 bộ đội…
-Trận đó đánh vào tháng mấy ?
-Đánh vào tháng 5/1981
-Năm 1981 đã đánh nhau ác liệt thế ?
-Năm 1981 đánh nhau ác liệt trong khu vực Lao Chải…
-Thế năm 1979, Trung Quốc vào tới tận đâu ?
-Năm 1979 tôi không chứng kiến khu vực này, hình như nó vào tận khu đây ( khu vực cửa khẩu Thanh Thủy). Cầu này mình sợ nó sang nên cho đánh sập…
-Trận đó mình huy động bao nhiêu quân ?
-Sau một số trận đánh 1800 A-B thấy không giải quyết được gì nên không đánh nữa nên chuyển sang sử dùng Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 14 đánh 1688. Chuyển sanh đánh tập kích, bắn tỉa…
-Anh tham gia trận nào ác liệt nhất ?
-Đó là trận tôi tham gia và ác liệt nhất…
-Trận đánh 1509 anh không tham gia ?
-Tôi không thuộc trung đoàn ấy ( Trung đoàn 122 )…Thời điểm đó Trung đoàn 122 đảm nhận giữ khu vức 1509..




-Anh là người chứng kiến vụ 47 chiến sĩ đặc công trước cửa Hang Dơi; Lúc đó pháo bắn vào buổi chiều hay buổi sáng ?
-Bắn vào buổi chiều. Đặc công hóa trang chuẩn bị đi đánh chốt, đánh quấy phá, gây cho địch hoang mang. Ta xác định nếu ta đánh chiếm thì cũng không thể giữ được. Ta dùng đặc công để đánh.Lúc đó toàn quân của sư 305 của Bộ lên đánh. Năm 1984 đơn vị sư 313 của chúng tôi phối thuộc với một số trung đoàn của Bộ lên. Năm 1984 là năm đánh mạnh nhất ở khu vực này…Chúng tôi đang ở Thanh Hóa làm kinh tế, năm 1979 cả đơn vị kéo lên đây thành lập Sư đoàn 313.
-Anh giải ngũ năm nào?
-Tôi giải ngũ năm 1985; Tôi chuyển ngành…
-Năm 1985 anh bị thương hay sao mà được chuyển ngành?
-Năm 1985 tôi thuộc diện nghỉ chế độ.

Đạo diễn phim Kong lần đầu nói về chân tướng vụ ẩu đả trong quán bar

Cách đây vài tiếng, đạo diễn phim Kong: Đảo đầu lâu – Jordan Vogt-Roberts lần đầu chính thức lên tiếng, cho biết chân tướng của vụ ẩu đả trong quán bar tại Việt Nam vào 9/9. Theo vị đạo diễn 33 tuổi này, anh và hơn 9 người nước ngoài khác đã bị một nhóm côn đồ vô duyên cớ tấn công. Dù bị thương khá nặng, song không vì thế mà anh oán trách hay thôi yêu quý Việt Nam. Vogt-Roberts cho biết sẽ tiếp tục làm Đại sứ du lịch Việt Nam.


Sau đây là một vài đoạn trích trong “tâm thư” khá dài của vị đạo diễn trẻ tuổi này trên Facebook:

Vào sáng sớm ngày 9 tháng 9 năm 2017, tôi và một số người bạn đi cùng đã không may bị liên lụy trong một vụ tấn công vô cớ bởi một nhóm người. Cảnh sát địa phương đã tuyên bố rằng đó không phải là một vụ ẩu đả trong quán bar, đó là một vụ tấn công mà tôi không hề tạo ra. Nghiêm trọng hơn nữa, những kẻ đó tiếp tục tấn công khiến gần 10 người nước ngoài khác không liên quan đến tôi phải nhập viện.

Tôi bị thương nặng và viết những dòng này khi đã về Hoa Kỳ sau khi trải qua 10 ngày điều trị trong một bệnh viện Việt Nam. Tôi quyết định không nói gì cho tới bây giờ bởi vì tôi tập trung vào việc chữa trị và để cho các cơ quan hữu quan Việt Nam điều tra thích đáng mà không bị can thiệp.

Bây giờ tôi thấy cần phải nói vài điều. Một vụ việc như vậy không hề là sự thể hiện về Việt Nam và chưa, sẽ không, cũng như không thể thay đổi quan điểm tích cực tràn đầy của tôi về đất nước này. Các mục tiêu cá nhân của tôi với tư cách là Đại sứ Du lịch vẫn không thay đổi và tôi sẽ tiếp tục mang các cơ hội đến với đất nước này thông qua điện ảnh và các hoạt động khác.

Vụ việc đạo diễn Jordan Vogt-Roberts – Đại sứ du lịch Việt Nam bị đánh khiến nhiều người Việt Nam bức xúc.
Những hành động ngu xuẩn của băng nhóm đó có nguy cơ làm tổn hại nỗ lực của hàng triệu người Việt Nam và người nước ngoài đang hàng ngày xây đắp sự nghiệp kinh doanh của họ cùng thương hiệu cho đất nước này. Những kẻ tạo ra vụ tấn công đó là những tên côn đồ, không đại diện cho đất nước luôn tuyệt vời này hay đại diện cho tâm lý của người dân.

Việt Nam là một nơi tôi luôn cảm thấy an toàn và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các cơ quan hữu quan tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa băng nhóm đó ra công lý, gửi một thông điệp rằng những hành động như vậy sẽ có hậu quả và những kẻ đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi không đủ lời để cảm ơn họ về những nỗ lực của họ từ trước tới nay.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng trong suốt quá trình vụ việc này, một vài người đã đưa ra những lời nhận xét mà tôi coi là mang tư tưởng chủ bại hoặc vô cảm khi nói đại ý rằng “vụ này sẽ chẳng thay đổi được gì” hay “đó chỉ là Việt Nam thôi”.

Điều quan trọng là hãy để những sự kiện như thế này cho thấy chúng ta là ai. Và ngoài một số ít người, tôi đã thấy rất nhiều người đồng thanh lên tiếng mạnh mẽ rằng đó không phải là Việt Nam. Tôi hy vọng rằng rốt cuộc nó có thể phản ánh một thắng lợi cho con người và chính quyền Việt Nam, thể hiện bằng hành động rằng: Cách hành xử như vậy sẽ không có chỗ đứng trong hiện tại và tương lai.

Linh Đan

(Người Quản Lý)

Tháng 4 năm 1984 CHND Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

17.2.2017  /  Không có bình luận

Chia sẻ     In       Email
Nguyễn Đình Ty
17-2-2017
Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:
5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).
Lần này Đặng Tiểu Bình tự đặt tên cho cuộc chiến là “Phản công tự vệ”, nhằm đánh chiếm 1 phần lãnh thổ của Việt Nam rộng khoảng 50 Km2, đang thuộc quyền Việt Nam quản lý, nằm trong huyện Vị Xuyên, thuộc Hà Giang của tỉnh Hà Tuyên. Ông ta lập luận phần đất này xưa kia là của Trung Quốc, nay họ đánh chiếm lại.
Căn cứ bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (thời thuộc Pháp) xuất bản vào những thập niên 30, 40 và 50 của thế kỷ 20 và bản đồ tỉ lệ 1/50.000 của Mỹ đã xuất bản thì phần đất đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, nằm bên trong đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô . Bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản được lập theo công trình phân giới và cắm mốc tại vùng biên giới khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, liên quan đến địa bàn Vị Xuyên thuộc Hà Giang của Việt Nam, thực hiện theo biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3, ký kết ngày 13/6/1897.
Địa bàn cuộc chiến và lực lượng mỗi bên:
Địa bàn chiến sự nằm trong phần đất được gạch chéo trên bản đồ, giới hạn bởi đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô, trong đó 2 điểm cao (đánh dấu ngôi sao) đã xảy ra những trận giao tranh rất khốc liệt là điểm cao 1509 phía Việt Nam gọi là Núi Đất, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và điểm cao 1250 phía Việt Nam gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn. Địa bàn cuộc chiến này có chiều dài khoảng 20 Km chạy theo đường biên giới, vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,5 Km, tương ứng với chiều dài Suối Thanh Thủy và đường biên giới. Khoảng cách giữa đường biên giới và Suối Thanh Thủykhoảng 2,5 Km.
Lực lượng mỗi bên:
– Trung Quốc: Theo tài liệu của Trung Quốc công bố, từ 1984 đến 1989, họ đã huy động vào cuộc chiến này 17 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn và lữ đoàn pháo binh thuộc các đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Kiến, Tế Nam, Lan Châu, Thành Đô. Tổng số quân Trung Quốc thay nhau tham chiến khoảng nửa triệu người, trong đó nhiều đơn vị đã được huấn luyện chuyên nghiệp, không còn là những nông dân chân đất cầm súng như hồi họ gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
 Việt Nam: đã huy động nhiều đơn vị chủ lực thay nhau tham chiến. Các đơn vị tham chiến thuộc quân khu 1 là trung đoàn 2 của sư đoàn 3, trung đoàn 567 của sư đoàn 322. Các đơn vị thuộc quân khu 2 là các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu 2, trung đoàn 247 của tỉnh đội Hà Tuyên, trung đoàn 754 của tỉnh đội Sơn La. Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn 568 thuộc sư đoàn 328 tham chiến. Các đơn vị chủ lực thuộc Bộ tham chiến có sư đoàn 31, sư đoàn 312, sư đoàn 325. Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu.
Diễn biến cuộc chiến:
(theo ghi chép của Trường Sơn, phóng viên chiến trường, đã đăng trên Infonet)
Ngày 26/3/1984: Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà-Tuyên (khi đó Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên nhưng chỉ Hà Giang có chung đường biên giới với Trung Quốc) Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh lên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên – Yên Minh (Vị Xuyên và Yên Minh là 2 huyện của Hà Giang, nằm sát nhau và cùng sát biên giới).
Từ 2/4/1984 đến 27/4/1984: Riêng Hà Giang, kể cả thị xã Hà Giang nằm cách biên giới 18 Km bị quân Trung Quốc bắn phá với khoảng 11.000 viên đạn.
5 giờ sáng 28/4/1984: Riêng trên hướng Vị Xuyên, pháo binh Trung Quốc bắn khoảng 10.000 viên đạn chi viện cho bộ binh tấn công các trận địa phòng ngự của Việt Nam ở phía tây Sông Lô. Trung Quốc đã đưa vào trận chiến số quân đông gấp 6 lần so với Việt Nam. Cuối ngày 30/4/1984 quân Trung Quốc chiếm được điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn), điểm cao 772, điểm cao 685 tại bình độ 300-400 và 2 điểm cao 226, 233.
Trung đoàn 122 thuộc sư đoàn 313 của Việt Nam bị tổn thất nặng, rút xuống phía dưới tiếp tục phòng ngự.
Ngày 30/4/1984: Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm được điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do tiểu đoàn 3 thuộc huyện đội Yên Minh bảo vệ.
Ngày15/5/1984: Trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục tấn công vào phía đông Sông Lô, chiếm được khu vực Pa Hán và điểm cao 1030 (Đông Sơn) do trung đoàn 266 thuộc sư đoàn 313 bảo vệ. Cũng trong đợt này, từ 28/4/1984 đến 15/5/1984 quân Trung Quốc đã chiếm được nhiều vị trí trong lãnh thổ Việt Nam rồi tổ chức phòng ngự giữ đất, tại các điểm cao 1509 (Núi Đất), 772, 685, 233, 1030 và 1250 (Núi Bạc).
Vẫn trên hướng Vị Xuyên, quân Trung Quốc bố trí 1 sư đoàn trên tuyến 1 và 2 sư đoàn ở phía sau. Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc bố trí 1 trung đoàn ở phía trước và 2 trung đoàn ở phía sau.
Ngày 20/5/1984: Bộ tư lệnh Quân khu 2 của Việt Nam quyết định củng cố các đơn vị và các trận địa, ngăn chặn quân địch và từng bước tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao đã mất.
Ngày 11/6/1984: Quân đội Việt Nam đã tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao 233 và 685 nhưng không thành công.
Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiêu diệt một số vị trí đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng, khôi phục các điểm cao đã bị mất ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định tăng cường 3 trung đoàn bộ binh thuộc các đơn vị mới, có sự chi viện của đặc công và pháo binh, tham chiến trong chiến dịch mang tên là MB 84. Ở phía đông Sông Lô, trung đoàn 876 thuộc sư đoàn 356 đánh chiếm điểm cao 772, trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316 đánh địch ở bình độ 300-400. Ở phía tây Sông Lô, trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 đánh chiếm điểm cao 1030 (Đông Sơn).
Rạng sáng 12/7/1984: Quân Việt Nam đồng loạt nổ súng tấn công trên cả 3 hướng. Chiến dịch MB 84 đã diễn ra rất khốc liệt nhưng vẫn không thành công. Cả 3 trung đoàn bị tổn thất nặng. Nhiều sĩ quan và chiến sĩ hy sinh, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Theo số liệu Việt Nam đã công bố, riêng sư đoàn 356 bị thương vong 600 người. Chiều 12/7/1984 Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các đơn vị ngừng tấn công, chuyển sang phòng ngự.
Sau chiến dịch MB 84, Bộ tư lệnh Quân khu 2 quyết định thay đổi chiến thuật, mở chiến dịch đánh vây lấn, dùng dùng sư đoàn 313 và sư đoàn 356 chiếm lại điểm cao 685 và bình độ 300-400. Các đơn vị tham chiến chuẩn bị trong 4 tháng, để thực hiện cách đánh mới, dùng bộ binh kết hợp đặc công, có hỏa lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây chia cắt, lấn sát địch.
Ngày 18/11/1984: Phía Việt Nam bắt đầu chiến dịch vây lấn. Pháo binh bắn phá điểm cao 685 và bình độ 300-400. Sau 5 ngày đêm, trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 313 đánh lấn địch ở bình độ 300-400. Trung đoàn 153 thuộc sư đoàn 356 được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, vây lấn địch ở điểm cao 685.
Sau 2 tháng liên tục chiến đấu, từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985, quân Việt Nam đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở Đồi Chuối, Đồi Cô Ích, Đồi Đài, vị trí A4, A21, Khu Cót Ép, Khu C, một phần Khu E của điểm cao 685. Tại nhiều nơi, quân Việt Nam chỉ cách quân Trung Quốc khoảng 15 mét. Tại “Chốt 4 hầm”, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 8 mét. Cuộc chiến rất quyết liệt. 2 bên giành nhau từng mỏm đá, từng ụ đất.
Tại “Chốt 4 hầm”, Đồi Cô Ích, điểm cao 685, quân Việt Nam và quân Trung Quốc liên tục thay nhau phản kích, có nơi 2 bên giành nhau, đánh chiếm lại đến 30 lần.
Từ 27/5/1985 đến 30/5/1985: Phía Trung Quốc thay quân, sau đó mở đợt tấn công lớn vào các điểm cao do quân Việt Nam đang chiếm giữ, từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, vị trí bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô nhưng đều bị quân Việt Nam đẩy lùi.
Ngày 31/5/1985: Quân Việt Nam chiếm lại, chốt giữ điểm cao A6B, đánh bại 21 đợt phản kích của quân Trung Quốc trong 13 ngày, rồi giữ được điểm cao này đến khi kết thúc cuộc chiến.
Từ 23/9/1985 đến 25/9/1985: Quân Trung Quốc lại tấn công từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô. Quân Việt Nam giữ được tất cả các trận đia. Riêng Pa Hán bị quân Trung Quốc chiếm nhưng chỉ sau 1 ngày, quân Việt Nam đã phản kích chiếm lại.
Từ tháng 10/1985 đến tháng 11/1986: Phía Trung Quốc thay quân, mở thêm nhiều đợt tấn công, nhằm đẩy quân Việt Nam ra khỏi khu vực bờ bắc Suối Thanh Thủy nhưng quân Trung Quốc đều bị thất bại.
Từ 02/01/1987 đến 07/01/1987: Phía Trung Quốc dùng cấp sư đoàn, có pháo binh chi viện, mở chiến dịch mới, nhằm vào 13 điểm cao do quân Việt Nam chiếm giữ, ở cả phía đông và phía tây Sông Lô. Mục tiêu chủ yếu của họ nhằm vào Đồi Đài và Đồi Cô Ích. Chỉ trong 3 ngày của chiến dịch này, họ đã bắn khoảng 100.000 quả đạn pháo chi viện cho bộ binh, liên tục tấn công. Có ngày quân Trung Quốc tấn công đến 7 lần nhưng đều bị pháo binh và bộ binh Việt Nam ngăn chặn ngay trước trận địa.
Trận chiến trên điểm cao 1509: (Theo bản tin của Infonet)
Trong toàn bộ cuộc chiến Vị Xuyên, trận chiến trên điểm cao 1509 là khốc liệt nhất. Điểm cao 1509, theo tên gọi của Việt Nam là Núi Đất. Phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Đây là một đỉnh núi trong dãy núi chạy sát biên giới 2 nước Việt – Trung, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (sau khi tách tỉnh Hà Tuyên). Đường biên giới nằm vắt qua ngọn núi này. Từ điểm cao 1509 có thể khống chế toàn khu vực, từ bờ phía bắc Suối Thanh Thủy đến cửa khẩu Thanh Thủy, ở phía đông điểm hợp lưu giữa Suối Thanh Thủy và Sông Lô. Tại điểm cao 1509 có 3 mỏm núi. Mỏm số 1 nằm trên đỉnh cao nhất của Núi Đất. Trên Mỏm số 2 có địa vật đặc biệt là 1 cây cổ thụ khổng lồ, chu vị rộng bằng vòng ôm của 10 người trưởng thành nối lại. Trong cuộc chiến cây này đã bị đạn pháo gọt trụi. Mỏm số 3 nằm trên đường bình độ 1450. Phía đông điểm cao 1509 là Bản Nậm Ngặt. Chính giữa phía đông là điểm cao 772. Điểm cao 772 đã nhiều lần bị pháo kích. Để mô tả mức độ đấu pháo cực kỳ ác liệt và thương vong của 2 bên, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao 772 là “ Đồi thịt băm “.
Tại điểm cao 1509 có khoảng 100 chiến sĩ Việt Nam phòng ngự. Phần lớn trong họ là những lính trẻ của đại đội bộ binh số 6, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 122, sư đoàn 313. Trung Quốc đã dùng binh lực đông gấp 6 lần so với Việt Nam để tấn công vào điểm cao này. Trận chiến trên điểm cao 1509 bắt đầu ngày 2/4/1984, kéo dài 3 đợt: từ 2/4/1984 đến 15/4/1984, từ 2/6/1984 đến 10/7/1984 và từ 12/7/1984 đến 14/7/1984. Dù số người ít hơn rất nhiều so với quân Trung Quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã gây thương vong lớn và đánh lui nhiều đợt tấn công của sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 của đại quân khu Côn Minh Trung Quốc. Trận chiến kết thúc ngày 14/7/1984 sau trận tử chiến xáp lá cà bằng lưỡi lê và dao giữa 2 bên.
Ngày kết thúc cuộc chiến ở Vị Xuyên và thiệt hại của mỗi bên:
Từ sau ngày 07/01/1987, Trung Quốc giảm dần các cuộc tấn công lấn chiếm. Cuối tháng 12/1988 họ bắt đầu ngưng bắn phá sang phía Việt Nam. Từ tháng 3/1989 đến tháng 9/1989 quân Trung Quốc lần lượt rút khỏi các vị trí đã chiếm trên lãnh thổ Việt Nam.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên xảy ra trong một địa bàn hẹp nhưng rất khốc liệt và dài ngày. Theo tài liệu của phía Trung Quốc đã công bố, trong cuộc chiến này, họ đã bắn sang phía Việt Nam tới 1,8 triệu quả đạn pháo và cối. Đã có nhiều trận đấu pháo ác liệt giữa 2 bên. Đã có nhiều trận đánh giữa quân Trung Quốc và quân Việt Nam, giành nhau từng khúc suối, từng hốc đá. Có những điểm cao nằm trên mỏm núi, như điểm cao 685 đã bị pháo bắn nát vụn như vôi. Để ghi nhớ tinh thần bảo vệ
Tổ Quốc trong điều kiện chiến tranh khốc liệt này, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao này là “Lò vôi thế kỷ”. Với mức độ ác liệt và thương vong tương tự của cả 2 bên, khu vực ngã ba Suối Thanh Thủy – Sông Lô được đặt tên là “Cối xay thịt của thế kỷ”.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên, nhất là trận chiến trên điểm cao 1509 đã được nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài (trong đó có Nhật và Ấn Độ) nghiên cứu. Họ cho rằng đây là loại trận địa chiến điển hình ở vùng núi và khốc liệt nhất ở Châu Á, kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Trước khi nổ ra cuộc chiến, điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn) và điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do quân đội Việt Nam chốt giữ và nằm trong lãnh thổ của Việt Nam nhưng nay đã thuộc về Trung Quốc. Họ dùng điểm cao 1509 làm địa danh du lịch của họ.
Đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều chưa chính thức công bố số thương vong của mình.
Theo tài liệu của Việt Nam, từ tháng 4/1984 đến tháng 8/1984, khoảng 7.500 binh sĩ Trung Quốc đã bị quân Việt Nam loại ra khỏi vòng chiến đấu.
Theo tin tức của nước ngoài, số binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc chiến này khoảng 4.000 người. Hai sư đoàn của Việt Nam bị thương vong nặng nhất là sư đoàn 313 và sư đoàn 356. Sư đoàn 356 giải thể vào năm 1989.
Chiến trường diễn ra ở vùng núi. Do bị quân Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ, việc vận chuyển thương binh Việt Nam tại mặt trận rất khó khăn, phải leo qua nhiều vách đá và đèo dốc. Ở nhiều nơi, người tải thương phải trườn bò, dùng tời để chuyển thương binh từ trên các vách đá xuống. Mức thương vong của bộ đội tải thương rất lớn, tương đương 30% tổng số thương binh, không kịp đưa hết thương binh về tuyến sau.
Sau ngày kết thúc cuộc chiến, nhà báo Huy Đức đã đến thăm nghĩa trang Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và được gặp ông Nguyễn Thanh Loan là người trông giữ nghĩa trang. Khi đó nghĩa trang có 1680 ngôi mộ thì 1600 là mộ liệt sĩ, hầu hết tử trận trong cuộc chiến ở Vị Xuyên vào năm 1984 và năm 1985. Ông Loan kể lại hồi đó cứ từ nửa đêm trở về sáng, xe GAT 69 chở về từng túi tử sĩ xếp chồng lên nhau để chôn cất tại nghĩa trang này. Trong 1600 mộ liệt sĩ còn khoảng 200 ngôi mộ là mộ vô danh, chỉ kịp đưa về nghĩa trang, chưa xác định được tên tuổi, quê quán của liệt sĩ.
Tin tức về các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại mặt trận Vị Xuyên:
Trên Đài BBC tiếng Việt ngày 18/7/2015, ông Hà Minh Thành, Việt kiều tại Nhật Bản tham gia Đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản về cuộc chiến biên giới Việt – Trung và quay phim trên điểm cao 1509 vào năm 2009, đã cung cấp một số thông tin về số phận các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại ở mặt trận. Ông Thành được Vương Doãn Hải, một sĩ quan Trung Quốc đã tham chiến tại điểm cao 1509kể lại, phía Trung Quốc đã thu gom hài cốt binh sĩ của cả 2 bên. Họ chôn thi thể các sĩ quan và binh lính Trung Quốc tại nghĩa trang liệt sĩ của Trung Quốc cách điểm cao 1509 khoảng 10 Km. Thương binh và tù binh Việt Nam thì bị quân Trung Quốc xử bắn tại chỗ rồi gom lại chôn chung trong một hố, cùng với các thi thể sĩ quan và binh lính Việt Nam đã tử trận. Sau đó binh chủng hóa học Trung Quốc đốt xác và cho xe ủi san lấp hố. Vương Doãn Hải ước tính có khoảng 3.000 xác sĩ quan và binh lính Việt Nam bị quân Trung Quốc chôn trong hố này.
Pháp lý quốc tế về đường biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang:
Đặng Tiểu Bình đặt tên cuộc chiến do phía CHNDTH gây ra ở Vị Xuyên là “cuộc chiến phản công tự vệ” để chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Họ lập luận rằng đường biên giới phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên được xác định theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 và theo Công ước bổ túc về biên giới giữa Pháp – Thanh ký năm 1895 là chạy theo đường trung tuyến của Suối Thanh Thủy nên Trung Quốc phản công để đưa đường biên giới hiện hữu trở về trung tuyến của Suối Thanh Thủy. Nhưng tại Biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3 ký kết sau đó vào ngày 13/6/1897, thực hiện công trình phân giới cắm mốc biên giới thì đường biên giới là đường sống núi phân chia lãnh vực Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam và lãnh vực Mãng Cang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường biên giới này chính là đường biên giới hiện hữu, nằm cách Suối Thanh Thủy khoảng 2,5 Km, đã được Sở Địa dư Đông Dương xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 và đã xuất bản vào những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ 20. Từ thời Pháp-Thanh, cột mốc biên giới đã được cắm theo bản đồ này. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, từ Pháp gửi đăng trên BBC ngày 16/7/2016 cho biết hiện nay Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh bổ túc năm 1895 và Công ước Pháp-Thanh phân giới số 3 ngày 13/6/1897 đang được lưu giữ tại Trung tâm văn khố hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence.
 (Nguồn: anhbasam.wordpress.com)

Dịch vụ SEO