Những công dụng làm đẹp của bia

Bia không chỉ là một thức uống quen thuộc của mọi người mà nó còn có nhiều công dụng và là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc của phái đẹp nữa.
Việc rửa mặt bằng bia giúp se khít lỗ chân lông, da mịn màng và còn làm sạch mụn trứng cá nữa.
Bên cạnh việc rửa mặt bạn cũng có thể gội đầu bằng bia để giúp tóc mượt, bóng và dày hơn.

Những công dụng đặc biệt của bia


Cách rửa mặt bằng bia cơ bản

Bạn đã bao giờ thử rửa mặt bằng bia thay vì sữa rửa mặt chưa. Tất nhiên không phải hàng ngày, nhưng bạn có thể kết hợp bia với các nguyên liệu khác để rửa mặt


Các bước thực hiện:

- Nhớ khui bia ra trước khi bạn rửa mặt nhé. Hãy sử dụng 1 lon bia trong 12h để hơi gas và cồn trong bia bay đi hết
- Đổ bia ra một bát lớn và ngâm một chiếc khăn mềm trong bát khoảng 5 phút.
- Dùng khăn nhẹ nhàng lau theo đường tròn toàn bộ da mặt, tránh các vị trí của mắt, mũi và miệng.
- Tiếp tục ngâm khăn trong bát 1 phút nữa.
- Vắt nhưng không kiệt, để lại một phần nước trên khăn. Dùng khăn này đắp lên da mặt ( chú trọng đến vùng da có nhiều mụn trứng cá hoặc cần làm se khít lỗ chân lông ).
- Để khăn trên da trong 5 phút trước khi rửa mặt lại bằng nước sạch.
- Mỗi tuần bạn nên rửa mặt bằng bia tối đa 3 lần và nên làm vào trước khi đi ngủ mỗi buổi tối. Dùng quá thường xuyên có thể gây kích ứng da cho cảm giác ngứa rát và nếu quá thường xuyên có thể khiến xuất hiện các tổn thương nghiêm trọng.

Hướng dẫn cách làm mask bia và nhiều nguyên liệu khác

Một điều chắc chắc là khi bạn kết hợp bia với những nguyên liệu khác thì hiệu quả dưỡng da sẽ tốt hơn rất nhiều khi bạn chỉ sử dụng mỗi mình bia để rửa mặt

Công dụng của việc làm đẹp bằng bia 

  • Làm mềm và tăng cường độ đàn hồi trên da.
  • Làm mịn bằng cách se khít lỗ chân lông, loại bỏ dầu dư thừa bằng cách trung hòa pH trong môi trường tế bào da.
1. Gội đầu bằng sữa tươi + bia:

lam-dep-bang-bia

❉ Cần có:

  • 60ml bia
  • 45ml sữa tươi
❉ Cách thực hiện:

Bạn trộn 2 nguyên liệu trên với nhau và sử dụng như dầu gội, lưu hỗn hợp trên da đầu và massage tầm 20’. Sau đó, bạn xả lại với nước sạch nhiều lần. Nếu cẩn thận hơn, chúng ta cũng có thể gội lại với dầu gội dịu nhẹ. Sự kết hợp của các loại vitamin B có trong bia và protein trong sữa tươi sẽ giúp nuôi dưỡng tóc mọc chắc khỏe và giảm thiểu tình trạng gãy rụng.

2. Làm ủ tóc với dầu jojoba + bia nóng:

❉ Cần có:


  • 150ml bia nóng
  • 15ml dầu jojoba

❉ Cách thực hiện:

Chúng ta trộn đều 2 nguyên liệu này với nhau rồi thoa đều lên tóc sau khi gội, dùng khăn bông quấn ủ tóc tầm 15 – 20’ rồi xả sạch lại với nước lạnh. Bạn có thể áp dụng loại dầu ủ tóc này từ 2 – 3 lần/ tuần để có được mái tóc mềm mượt, suôn óng ả.

3. Làm kem hấp tóc với bia và trứng gà:

❉ Cần có:


  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 100ml bia





❉ Cách thực hiện:

Các bạn hãy trộn đều lòng đỏ trứng và bia cho đều rồi thoa lên tóc trước khi gội tầm nửa tiếng. Trong khi thoa, bạn có thể massage nhẹ để hỗn hợp thấm vào da đầu. Sau đó, chúng ta gội sạch lại tóc với dầu gội và xả sạch. Hỗn hợp ủ tóc này có tác dụng thúc đẩy tóc mọc nhanh, hạn chế chẻ ngọn và gãy rụng đó.

4. Khử mùi hôi, dưỡng da chân mềm mịn:
Một trong những lợi ích làm đẹp bằng bia nữa chính là khử mùi hôi hoặc dưỡng da chân mềm mịn. Lý do giải thích cho việc ngâm chân với bia sẽ giảm mùi hôi khó chịu là vì các loại vi khuẩn, nấm gây mùi trên bề mặt da thường sinh sôi và phát triển mạnh ở các môi trường có độ PH cao hoặc có tính acid nhẹ. Trong bia có chứa men bia mang độ PH thấp, giúp cân bằng lại độ PH chuẩn trên da và phá vỡ môi trường sống của các loại nấm mốc, khiến chúng không thể phát triển được.


❉ Cần có:
  • 1 lon bia
  • 1 ít nước


❉ Cách thực hiện:

Bạn chỉ việc đổ 1 lon bia vào thau và pha thêm với 1 chút nước, sau đó ngâm ngập chân vào. Bạn ngâm chân từ 20 -30’ rồi rửa sạch. Thực hiện thường xuyên 2 lần/ tuần để đạt được hiệu quả khử mùi như mong muốn nhé.

Bài viết khác: Review Sữa Rửa Mặt Trà Xanh Innisfree Green Tea Cleansing Foam

Nguồn: Sheis.vn

Review Sữa Rửa Mặt Trà Xanh Innisfree Green Tea Cleansing Foam

Sữa rửa mặt Innisfree Green Tea Cleansing Foam là một trong những dòng sữa mặt hàn quốc được yêu thích nhất hiện nay
Sữa rửa mặt chiết xuất từ trà xanh được trồng và thu hoạch từ đảo Jeju, làm sạch nhẹ nhàng các bụi bẩn trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả.

Thông tin sản phẩm

- Làm sạch các tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt da.

- Kháng khuẩn và chống oxy hóa da.

- Ngăn ngừa, điều trị mụn hiệu quả, mang đến một làn da mịn màng và sáng khỏe.

Cách sử dụng

- Lấy một lượng vừa đủ cho ra lòng bàn tay và tạo bọt.

- Thoa lên da và massage nhẹ nhàng.

- Rửa mặt lại bằng nước sạch.


Review của Ngân Nguyễn
"Phù hợp cho da hỗn hợp và dầu
Mình được tặng sample sữa rửa mặt trà xanh khi mua sản phẩm tại showroom Innisfree. Sữa rửa mặt được đựng trong gói nhỏ và có ghi đầy đủ thông tin sản phẩm. Sữa rửa mặt có chứa trà xanh nên phù hợp với da mụn vì trà xanh có chứa dưỡng chất tốt cho da mụn. Sữa rửa mặt có màu trắng, hơi đặc. Sản phẩm tạo bọt tốt, bông đặc nên khi rửa mặt giảm độ ma sát giữa tay với mặt. Em này có mùi trà xanh nhẹ mà hơi hóa học. Sau khi rửa xong mình thấy da sạch nhưng hơi khô nên mình chỉ dùng vào buổi tối. Mình nghe nói sữa rửa mặt trà xanh này là sản phẩm sữa rửa mặt nổi tiếng của Innisfree."
 Review của Trang Hoàng
"Muốn da đẹp thì da chúng ta phải sạch đúng không các nàng? Rửa mặt là bước cơ bản trong quá trình làm đẹp mà lại đáp ứng nhu cầu chất lượng nên mạn phép review em này nhé các nàng. Không cần nói gì nhiều, riêng các sản phẩm của Innisfree thì đều làm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường và cả bao bì có thể tái chế được. 
Trở lại với em Innisfree Green Tea Cleansing Foam này thì sau 4 tháng sử dụng quá ưng tớ có vài điều chia sẻ nhỏ nhé.
Bạn ý là sửa rửa mặt trà xanh với gần 90% chiết suất trà xanh luôn đó, giúp da mặt sạch sâu, kiềm dầu, cung cấp ẩm và rất thích hợp cho các bạn da mụn nhé, dịu nhẹ mà lại. Là dạng kem sửa đặc nên khi dùng chỉ cần một chút nhỏ như hạt đậu là được rồi, vậy nên dùng rất là tiết kiệm. 
Một bạn 150ml có giá dao động từ 170.000 - 200.000 vnđ tùy nơi bán. 
Thực sự là một em đáng đồng tiền bát gạo, và mình khuyên các bạn nên dùng thử. 
Love <3"
 

 Review của Miên Mộc
"Sản phẩm này nằm trong bộ sản phẩm dưỡng da green tea của innisfree mà mình mua, dùng được chưa tới một năm. 
- Ưu điểm: bao bì màu xanh đẹp mắt, mùi trà xanh dịu nhẹ. 
- Nhược điểm: khác với các sản phẩm khác trong bộ green tea đều dịu nhẹ thì sản phẩm này khi dùng lên da mình cảm giác hơi khô. Dùng xong soi gương thấy mặt khô quá mức nên đối với mình cần một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn một chút. Về tác dụng se khí lỗ chân lông thì chưa thấy rõ ràng lắm. Sau khi dùng hết sản phẩm này mình nghĩ sẽ không mua lại."
Nếu bạn nào da dầu thì sữa rửa mặt Innisfree này là dòng sữa rửa mặt rất phù hợp với bạn đất. Nếu muốn bạn có thể tham khảo bài viết chia sẻ các dòng sữa rửa mặt innisfree ở đây

Bài viết so sánh review các dòng sữa rửa mặt hàn quốc: https://www.sheis.vn/bai-viet/top-nhung-sua-rua-mat-han-quoc-tot-nhat-hien-nay-1572

Thông báo thứ 2 về workshop "Thiết kế và phân tích nghiên cứu khoa học" (Đại học Đà Nẵng)

Xin thông báo đến các bạn một workshop 10 ngày sẽ được thực hiện tại Khoa Y, Đại học Đà Nẵng từ ngày 26/9 đến 5/10/2017. Đây là một lớp học với chương trình khá chi tiết. Mặc dù lớp học nhắm đến các bạn miền Trung, nhưng Trường thì mở cửa rộng cho tất cả đồng nghiệp từ mọi miền đất nước.

Chương trình chia làm 2 phần: phần phương pháp nghiên cứu và phần công bố quốc tế.



Phần I liên quan đến thiết kế và phân tích dữ liệu. Phần này sẽ kéo dài 5 ngày. Chi tiết về bài giảng như sau:

Bài 1: câu hỏi nghiên cứu và qui trình nghiên cứu. Bài này sẽ bàn về thế nào là một "nghiên cứu khoa học" và nó khác như thế nào so với những đề tài kiểu "hành vi nịnh trong tiếng Việt"; thế nào là một giả thuyết khoa học; qui trình nghiên cứu bắt đầu từ đâu và làm sao để đánh giá một câu hỏi nghiên cứu để theo đuổi.

Bài 2: Chọn mô hình nghiên cứu (thiết kế).Sau khi đã có câu hỏi nghiên cứu thì bước kế tiếp là chọn mô hình thiết kế cho rẻ tiền và phù hợp. Bài này giới thiệu các mô hình nghiên cứu như thiết diện, bệnh chứng, đoàn hệ, RCT, phân tích tổng hợp (meta-analysis). Mỗi mô hình sẽ được minh họa bằng một nghiên cứu thực tế và bàn qua về điểm mạnh cũng như điểm yếu. Học viên sẽ học cách đánh giá giá trị khoa học của một nghiên cứu.

Bài 3: Phương pháp thiết kế bộ câu hỏi (questionnaire). Sau khi đã chọn được mô hình nghiên cứu thích hợp, vấn đề kế tiếp là chọn phương pháp thu thập dữ liệu. Bài này sẽ giảng về các nguyên lí và qui ước trong thiết kế bộ câu hỏi cho thu thập dữ liệu. Chúng tôi sẽ cho các bạn xem vài bộ câu hỏi tiêu biểu và sẽ thực hành trong lớp học.

Bài 4: Quản lí dữ liệu. Sau khi thu thập dữ liệu xong, vấn đề kế tiếp là quản lí dữ liệu. Dữ liệu là vàng, là kim cương, nên phải rất trân trọng nó. Thế nhưng trong thực tế, nhiều người không nhận ra điều này nên dữ liệu của họ rất khó phân tích. Do đó, chúng tôi dành ra một bài giảng để hướng dẫn các bạn cách lưu trữ dữ liệu bằng phần mềm tốt và có thể xuất ra cho các phần mềm phân tích dữ liệu.

Bài 5: Giới thiệu R. Sau khi đã có dữ liệu, phần kế đến rất quan trọng là phân tích. Có nhiều chương trình máy tính (software) cho phân tích dữ liệu, nhưng R là ngôn ngữ tốt nhất và thịnh hành nhất hiện nay ở nước ngoài. Điều tuyệt vời nhất là R hoàn toàn miễn phí. Bài này sẽ giới thiệu ngôn ngữ R, cú pháp, cách đọc các dữ liệu từ SPSS, Stata, SAS, Excel, v.v. Cách biên tập dữ liệu qua R.

Bài 6 - 7: Phân tích mô tả bằng biểu đồ.  Biểu đồ là một phần không thể thiếu được trong nghiên cứu khoa học, thế nhưng rất nhiều bạn thiết kế biểu đồ quá tệ hay không đạt. Người ta đánh giá bài báo khoa học qua biểu đồ. Do đó, chúng tôi dành ra 2 bài giảng để hướng dẫn cách thiết kế biểu đồ "high quality". Bài 1 sẽ bàn về các nguyên lí trong thiết kế biểu đồ và các biểu đồ phổ biến như histogram, barplot, boxplot, và scatterplot. Bài 2 sẽ triển khai các ý tưởng trong bài 1 bằng ngôn ngữ R. Các bạn sẽ ngạc nhiên là dùng R rất đơn giản, chứ chẳng có gì phức tạp, để tạo những biểu đồ "bắt mắt".

Bài 8: Phân tích mô tả bằng thống kê.Bài này sẽ hướng dẫn và giải thích các khái niệm căn bản như mean, median, quartile, confidence interval, và quan trọng hơn là cách diễn giải kết quả phân tích. Các bạn sẽ có dịp thực hành trên dữ liệu thực tế và đảm bảo sẽ hấp dẫn, chứ không phải "khô khang" với những kết quả chằng chịt con số đâu.

Bài 9: Kiểm định giả thuyết. Bài này giải thích sự khác biệt giữa kiểm định giả thuyết (test of hypothesis) và kiểm định thống kê (test of significance) mà nhiều người vẫn chưa am hiểu. Quan trọng nhất là hiểu ý nghĩa của trị số P và diễn giải nó cho đúng hơn. Các bạn sẽ được dịp đi một "tour du lịch" ngắn về lịch sử của khoa học thống kê qua bài giảng này.

Bài 10: So sánh hai nhóm bằng t-test. Sau phân tích mô tả là đến phân tích suy luận dựa trên kiểm định giả thuyết (bài 9). Do đó, bài này giải thích khái niệm t-test, cách triển khai trong R, và diễn giải kết quả phân tích. Làm sao để giải quyết vấn đề khi dữ liệu không tuân theo luật phân bố chuẩn, không có phương sai tương đương nhau, hay không độc lập với nhau? Các bạn sẽ học phương pháp để giải quyết các vấn đề đó bằng R.

Bài 11: So sánh hai nhóm bằng chi-squared test, dữ liệu phân loại. Bài 10 bàn về kiểm định giả thuyết khi biến số là biến liên tục, còn bài này sẽ bàn về phương pháp z test và Ki bình phương để kiểm định giả thuyết khi biến số mang tính phân nhóm (categorical variable). Các bạn sẽ học về 3 phương pháp phân tích: odds ratio, risk ratio (relative risk), và hiệu số. Cả ba phương pháp được triển khai trong R một cách rất dễ dàng.

Bài 12: Phân tích tương quan và mô hình hồi qui tuyến tính. Sau phân tích khác biệt là đến phân tích tương quan (correlation analysis). Bài này sẽ giới thiệu khái niệm covariance (khác với variance ra sao), correlation, và giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản (simple linear regression model). Các bạn sẽ học về cách ước tính tham số của mô hình bằng hàm R, và quan trọng hơn là các bạn sẽ học cách diễn giải đúng kết quả của phân tích. Diễn giải đúng thì mới viết bài báo đúng được.

Bài 13: Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến.Sau mô hình đơn giản là mô hình hồi qui tuyến đa biến (multiple linear regression). Trong bài này, các bạn sẽ học về khái niệm và vấn đề multicollinearity, về confounding effects, và cách tìm các yếu tố có liên quan đến biến outcome. Các bạn cũng sẽ học những phương sai đã và đang còn lưu hành ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, và phải biết để tránh những phương pháp sai này. 

Bài 14: Dẫn nhập mô hình hồi qui logistic.Nhiều bạn có lẽ đã nghe đến mô hình hồi qui logistic nhưng chưa có dịp hệ thống hóa kiến thức. Bài này sẽ giải thích các khái niệm như odds, logit, và qua đó giới thiệu mô hình hồi qui logistic (logistic regression model). Các bạn sẽ phân biệt và hiểu tại sao mô hình hồi qui logistic khác biệt với mô hình hồi qui tuyến tính. Nhưng quan trọng hơn là các bạn sẽ học cách diễn giải các tham số alpha và beta trong mô hình này với bối cảnh nghiên cứu lâm sàng.

Bài 15: Mô hình hồi qui logistic đa biến. Trong thực tế, nghiên cứu khoa học có nhiều biến số, chứ không phải chỉ một, và đó là lí do tại sao có mô hình hồi qui logistic đa biến. Khi nghiên cứu có nhiều biến số hay yếu tố, nhiều vấn đề đặt ra như vấn đề đa cộng tuyến, vấn đề confounding, vấn đề tìm những yếu tố liên quan. Do đó, bài này sẽ giải thích và hướng dẫn các bạn giải quyết các vấn đề phổ biến trong nghiên cứu khoa học qua ứng dụng mô hình hồi qui logistic đa biến.

Nếu có thì giờ, chúng tôi sẽ giảng về phương pháp ước tính cỡ mẫu, hay các phương pháp khác mà các bạn yêu cầu. 

Phần II của lớp học là liên quan đến cách viết bài báo khoa học và công bố quốc tế. Phần này dự kiến sẽ kéo dài 5 ngày với 11 bài giảng như sau:

Bài 1: Tại sao công bố quốc tế? Có lẽ câu hỏi này không còn thời sự nữa, vì mới đây đã có qui định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải có 2 bài báo công bố quốc tế mới được bảo vệ luận án. Nhưng thật ra thì ngoài mục đích luận án, còn có vài mục đích khác trong công bố quốc tế. Trong bài này, chúng tôi sẽ bàn về xu hướng chung trong nghiên cứu khoa học, mà theo đó công bố kết quả trên các diễn đàn khoa học (tập san = journal -- không phải tạp chí = magazine) là một bước sau cùng của một công trình nghiên cứu. Bài giảng sẽ điểm qua những khó khăn trong công bố quốc tế đối với nhà nghiên cứu từ các nước phát triển như Việt Nam, và những lí do bài báo khoa học bị từ chối.  

Bài 2: Cấu trúc một bài báo khoa học. Bài giảng sẽ giới thiệu cấu trúc chuẩn của một bài báo khoa học là IMRaD. Những bước cần chuẩn bị cho việc soạn một bài báo khoa học. Ngoài ra, một phần lớn bài giảng sẽ xoay quanh vấn đề tiếng Anh (như văn phong và cách chọn từ ngữ) trong bài báo khoa học.

Bài 3: Cách đặt tựa đề bài báo. Tựa đề bài báo khoa học là một yếu tố rất quan trọng, có khi quyết định sự thành bại của bài báo, nhưng rất ít được các tác giả chú ý. Bài giảng này sẽ giới thiệu những nguyên tắc trong việc đặt tựa đề, cùng những điều không nên làm khi đặt tựa đề. Một số nghiên cứu khoa học về tựa đề bài báo cũng sẽ được trình bày để minh họa cho các nguyên tắc chung. 

Bài 4: Cáchviết phần Dẫn nhập. Phần Dẫn nhập của một bài báo khoa học là lí do tồn tại của bài báo, nên cần phải được quan tâm đúng mức. Bài giảng sẽ giới thiệu công thức viết dẫn nhập có tên là
CaRS (creating a research space). Bài giảng cũng sẽ giới thiệu những câu văn quen thuộc để giúp các bạn viết bài báo lần đầu.

Bài 5: Cách viết phần Phương pháp. Bài giảng sẽ giới thiệu những phần thông tin liên quan đến thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích, v.v. cho một bài báo y học. Mỗi mục sẽ được minh họa bằng những câu văn quen thuộc hay những mô tả đã được công bố trên các tập san y học nổi tiếng trên thế giới.

Bài 6-7: Trình bày kết quả, phần I và phần II. Kết quả là trái tim của một công trình nghiên cứu. Nhưng viết phần Kết quả có khi là một thách thức đáng kể cho những người mới vào nghiên cứu, vì không biết viết cái gì trước và cái gì sau, hay viết sao cho thuyết phục. Bài giảng này sẽ trình bày một số phương pháp và nguyên tắc quan trọng trong việc mô tả kết quả nghiên cứu. Phần đầu sẽ bàn về cách viết. Phần hai hướng dẫn cách thiết kế bảng số liệu và những biểu đồ có phẩm chất cao.

Bài 8: Cách viết phần Bàn luận. Đây là phần khó viết nhất trong một bài báo khoa học. Các sách hướng dẫn viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh ít khi bàn đến phần này một cách cụ thể. Ngay cả những người ở cấp giáo sư vẫn viết phần bàn luận chưa đạt. Trong bài giảng này, các bạn sẽ học một công thức đơn giản (gồm 6 đoạn văn) nhưng rất hiệu quả trong việc cấu trúc phần bàn luận.

Bài 9: Cách viết phần Abstract. Bài báo khoa học đòi hỏi phải có một abstract (tóm tắt), thường giới hạn trong 250 đến 300 chữ. Tóm lược một bài báo 20-30 trang thành 250-300 chữ là một thách thức. Bài giảng này sẽ giới thiệu hai dạng abstract: loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc. Bài giảng cũng sẽ bàn về những chiến lược cụ thể để viết phần abstract sao cho đầy đủ thông tin trong vòng 250-300 chữ.

Bài 10: Cách trả lời bình duyệt. Sau khi bài báo được gửi đi, nếu may mắn sẽ được gửi ra ngòai bình duyệt (peer review) bởi các chuyên gia. Nhiệm vụ của tác giả là trả lời những bình luận, phê bình, câu hỏi của chuyên gia bình duyệt. Trả lời bình duyệt vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Bài giảng này sẽ hướng dẫn các bạn cách trả lời cụ thể mà các tập san y khoa ưa chuộng.

Bài 11: Cách chọn tập san để công bố. Chọn tập san thích hợp để công bố kết quả nghiên cứu đang là một vấn đề thời sự, vì có quá nhiều tập san "dỏm" trên thế giới. Điều nguy hiểm hơn nữa là có những tập san nằm ở biên giới dỏm và thật. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Bài giảng này sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn để giúp các bạn phân biệt tập san dỏm và tập san thật, cùng những tiêu chí để chọn tập san chuyên ngành thích hợp cho nghiên cứu.

Mỗi bài giảng các bạn sẽ được học những nội dung như sau:

       Một ví dụ tiêu biểu ở VN hay nước ngoài;
       Mục tiêu của phần bài báo (introduction, methods, results, discussion) là gì?
       Nguyên tắc viết mỗi phần là gì?  
       Nội dung cần viết là gì?
       Cách dùng tiếng Anh cho mỗi phần của bài báo khoa học.

***

Đối với tôi, không có workshop nào giống workshop nào, và mỗi workshop là một chương trình đặc thù (unique). Tất cả bài giảng, cho dù là cùng chủ đề, nhưng bài giảng trong workshop mới sẽ không bao giờ giống các bài giảng trước. Ngay cả ví dụ và cách thiết kế bài giảng cũng khác, vì mỗi lần giảng là mỗi lần học. Do đó, các bạn yên tâm là mỗi lần dự một lớp học là mỗi lần học được nhiều điều mới.

Mỗi workshop là mỗi lần dần hết tâm và sức trong việc soạn bài giảng để làm mới và phong phú cho bài giảng. Những ai từng soạn bài giảng sẽ hiểu công sức tiêu ra để soạn những bài như thế này. Có bài tốn vài ngày, hay cả tuần, để soạn. Sau khi xong workshop, các bạn sẽ học được những vấn đề căn bản trong nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, và một tập tài liệu nhiều trăm trang để làm tham khảo sau này.

Hẹn gặp các bạn ở Đà Nẵng!

====

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ ThS.BS Hồ Xuân Tuấn, phụ trách Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế Khoa Y Dược, Điện thoại: 0914084567, Email: drhoxuantuan@gmail.com

Nghiên cứu mới công bố: bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Xin giới thiệu cùng các bạn 3 nghiên cứu mới vừa được xuất bản vài ngày/tuần qua. Một nghiên cứu về sự chênh lệch về chẩn đoán tiểu đường giữa HbA1c và fasting glucose ở người Việt Nam (1), một nghiên cứu về chữ kí gen tôi đặt tên là "Osteogenomics" (2), và một bài tổng quan về phương pháp đánh giá nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân cao tuổi (3).



Trong nghiên cứu qui mô lớn, có hai đo lường có thể phục vụ cho chẩn đoán tiểu đường (chứ không phải "đái tháo đường" nhé): nồng độ glucose sau khi nhịn ăn (gọi là FPG) và HbA1c. Còn một cách nữa nhưng hơi nhiêu khê và không đề cập ở đây. FPG được dùng rất lâu trong quá khứ và nó phục vụ tốt cho chẩn đoán bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng có nhiều vấn đề trong đo lường và kĩ thuật, và có thể dẫn đến chẩn đoán sai. Một đo lường khác là HbA1c ngày nay được chuộng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. HbA1c vốn là loại glycated hemoglobin (được phát hiện vào cuối thập niên 1960), nó hiện diện khi hemoglobin "gia nhập" glucose trong máu trở thành "glycated". Thí nghiệm cho thấy HbA1c khá ổn định, chứ không dao động nhiều như FPG, và do đó, HbA1c được sử dụng nhiều trong lâm sàng.

Câu hỏi đơn giản những quan trọng mà chúng tôi đặt ra là ở những cá nhân có 2 đo lường, FPG và HbA1c, thì sự chênh lệch về chẩn đoán tiểu đường ở mức độ nào. Nghiên cứu được thực hiện trên 3253 người (2356 nữ) tuổi 30 trở lên, được tuyển chọn trong Dự án Vietnam Osteoporosis Study (VOS). Kết quả cho thấy:

·       Nếu dùng FPG làm đo lường, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường là 6.3%;
·       Nếu dùng HbA1c làm đo lường, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường là ~10%;
·       Hệ số tương quan giữa FPG và HbA1c là 0.84;
·       Trong số những người được xem là "tiền tiểu đường" bởi FPG, thì 29% được chẩn đoán là tiểu đường bởi HbA1c.
·       Nói cách khác, nếu dùng HbA1c là test chuẩn, thì FPG bỏ sót khá nhiều ca tiểu đường.



Nghiên cứu còn giải quyết một tình huống (và cái này là nhóm nghiên cứu thêm vào): nếu một bệnh viện không làm xét nghiệm HbA1c mà chỉ có FPG, thì làm sao dùng FPG để tiên lượng xác suất mắc bệnh tiểu đường theo HbA1c? Câu trả lời còn tuỳ thuộc vào tuổi và tỉ số vòng em/mông (WHR). Tôi chỉ cho các bạn cách tính:

Bước 1: xác định nồng độ FPG, tuổi và WHR của cá nhân.
Ví dụ: cá nhân có FPG = 6, tuổi = 65, WHR = 0.95;

Bước 2: tính chỉ số L = -21.8 + 2.23*FPG + 0.24*tuổi + 0.43*WHR.
Ví dụ: L = -21.8 + 2.23*6.5 + 0.24*65 + 0.43*0.95 = 8.70.

Bước 3: tính xác suất mắc bệnh tiểu đường: P = exp(L) / [1 + exp(L)] 
Ví dụ: P = exp(8.7) / (1 + exp(8.7)) = 0.99

Diễn giải: cứ 100 người với "hồ sơ" trên đây (65 tuổi, vòng eo-mông 0.95 và FPG 6.5) thì 99 người mắc bệnh tiểu đường theo tiêu chuẩn HbA1c >= 6.5%.

Đây là bài báo số 7 trong Dự án VOS. Bài được đăng trên PLoS ONE, vì trước đó chờ một tập san chuyên về tiểu đường lâu quá nên chúng tôi "dẹp" tập san đó qua một bên, và chọn gửi cho PLoS ONE. Phải mất 4 tháng trời qua lại mới được công bố. Đây là một nghiên cứu thứ 2 về tiểu đường, sau bài đã công bố trên Diabetes Care (IF = 11.86) trước đó vài tháng. Bài trên Diabetes Care nói về tình trạng tiểu đường ở Sài Gòn đã lên đến mức báo động, vì gần 50% dân Sài Gòn hoặc là bị tiểu đường hoặc là tiền tiểu đường!

Dự án VOS sẽ còn cho ra nhiều nghiên cứu thú vị và có ích hơn nữa trong tương lai. Với các dữ liệu về vi cấu trúc xương, và với dữ liệu "longitudinal" đang thu thập, chúng tôi hi vọng sẽ phát triển một mô hình tiên lượng bệnh lí cho người Việt. Nhưng mục tiêu quan trọng hơn là khám phá những gen và yếu tố môi trường có liên quan đến các bệnh mãn tính ở người Việt.

Hiện nay, chúng tôi cần khoảng 300,000 USD để thực hiện dự án giải mã toàn bộ gen (whole genome sequencing - WGS) cho một số cá nhân trong VOS. Chi phí WGS bây giờ là khoảng 1500 AUD, nhưng trong tương lai tôi nghĩ chỉ còn khoảng 500 AUD, và với $300K tôi nghĩ sẽ phân tích WGS cho khoảng 600 người.

====



Ngày Nước Thế Giới 2017

Hân hạnh giới thiệu bài viết mới nhất của Nhà văn Ngô Thế Vinh, viết về Ngày Nước Thế Giới 2017 (World Water Day 2017). Đây là ngày mà Tổ chức Y tế Thế giới phát động để đánh động thế giới về tình trạng khủng hoảng nước toàn cầu. Ở Việt Nam, vấn đề nước cũng có thể xem là đang hay sắp lâm vào tình trạng khủng hoảng khi những con sông đã "chết lâm sàng" do mấy con đập Tàu xây dựng ở thượng nguồn Sông Cửu Long. Bài viết còn nhắc đến một anh bạn tôi quen lâu năm: Phạm Phan Long. Anh Long vừa mới nhận giải thưởng Engineering Award do Hiệp hội Kĩ sư công chánh (Society of Civil Engineers) trao tặng. NVT



NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017 VỚI CHỦ ĐỀ NƯỚC THẢI

ĐI THĂM KHU NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
VÀ HỆ THỒNG BỔ SUNG TẦNG NƯỚC NGẦM TẠI QUẬN CAM

Gửi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam
Gửi Nhóm bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH



Hình 1: GWRS, nơi đây mỗi ngày sản xuất và cung cấp 100 triệu gallons (378,000 mét khối) nước tinh khiết cho cư dân Quận Cam, từ phải Phạm Phan Long, Becky Mudd, Ngô Thế Vinh.



NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017

Cách đây 24 năm, kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế Giới / World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi Sinh và Phát Triển/ United Nations Conference on Environment and Development/ UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992].

Hình 2a: Logo Ngày Nước Thế giới 2017

Có thể nói, nước là biểu hiện của sự sống, vì thế mỗi khi tìm ra tín hiệu có nước trên một vì tinh tú xa xôi thì các nhà khoa học thiên văn đã lạc quan cho rằng có thể có sự sống và sinh vật ở trên đó. Trái đất này sẽ là một hành tinh chết nếu không có nước. Nhưng trước mắt, thiếu nước đang là một vấn nạn ngày càng trầm trọng của thế giới chúng ta đang sống hiện nay.

Ngày Nước Thế Giới, như cơ hội để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước ngọt / freshwater và cùng nhau vận động hỗ trợ cho những phương cách quản lý bền vững các nguồn nước ấy.

Mỗi năm Liên Hiệp Quốc đều chọn ra một “chủ đề” cho Ngày Nước Thế Giới để tập trung vận động qua những cuộc hội thảo, qua các phương tiện truyền thông và giáo dục xoay quanh chủ đề này.


Hình 2b: Ngày Nước Thế giới 2017 với slogan, Chuyển Nước thải thành một nguồn Trù phú.

Ngày Nước Thế Giới 2017 năm nay với chủ đề: Nước Thải / Waste Water nhằm kêu gọi các cộng đồng cư dân tái sử dụng nước thải và tiết kiệm nguồn nước. Với những nhận định:

1) Trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả ra môi trường thiên nhiên mà không qua xử lý và không được tái sử dụng.

2) Hiện có 1.8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn và sốt bại liệt / polio... khiến cho 842,000 người chết mỗi năm.

3) Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh.

4) Đến năm 2050, sẽ có 70% dân số thế giới rời vùng thôn quê lên sống trong các đô thị. Con số này hiện nay là 50%.

Hầu hết những thành phố ở các quốc gia đang phát triển không có đủ cơ sở hạ tầng và tài nguyên để giải quyết vấn đề nước thải một cách hiệu quả và bền vững.

5) Có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước thải. Nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn tài nguyên nước, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý và bền vững.

6) Chi phí cho quản lý nước thải không đáng kể so với các lợi ích lớn lao về sức khoẻ, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại cơ hội tạo ra nhiều việc làm "xanh" cho xã hội.

HỆ THỐNG NHÀ MÁY TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI QUẬN CAM
Trùng hợp với chủ đề "Nước Thải" của Ngày Nước Thế giới năm nay 2017,
chúng tôi thực hiện chuyến đi thăm khu Nhà máy Xử lý Nước Thải / Waste Water Treatment Plant và Hệ thống Bổ sung Tầng Nước ngầm / Groundwater Replenishment System (GWRS) của Quận Cam. Là một hệ thống kết hợp của hai nhà máy:

-  Cục Vệ Sinh Quận Cam / Orange County Sanitation District (OCSD) và  
-  Thuỷ Cục Quận Cam / Orange County Water District (OSWD) 

Đây là một hệ thống thanh lọc "nước thải / waste water" tiên tiến và có tầm vóc thế giới để tái tạo một nguồn nước đủ sạch nhằm bổ sung và bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước uống cho 3 triệu cư dân Quận Cam kể cả trong thời gian tiểu bang California bị hạn hán / drought.

Hoạt động từ 2008, dự án được mở rộng để đến 2015, nhà máy đã sản xuất được 100 triệu gallon nước sạch mỗi ngày [100 MGD/ Million Gallon Day tương đương với 378,000 mét khối]và dự trù trong một tương lai gần, nhà máy có khả năng sẽ tăng tới 130 MGD (492,000 mét khối / ngày).    

BÊN LỀ MỘT ẤN TƯỢNG TIÊU CỰC

Được chấp thuận cho cuộc viếng thăm khu hai Nhà máy Xử lý Nước thải / Waste Water Treatment Plant và Hệ thống Bổ sung Nguồn Nước ngầm Groundwater Replenishment System / GWRS từ một tuần lễ trước, và đúng ngày giờ hẹn chúng tôi được cô Becky Mudd người điều hợp giao tế cộng đồng của nhà máy đón tiếp.

Nhóm gồm có ba người: Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh và một bạn Nguyễn Đăng Anh Thi từ Vancouver, Canada. Ban đầu, do nghĩ rằng đoàn thăm viếng là người Việt, có thể có vấn đề hàng rào ngôn ngữ, cô Becky trấn an chúng tôi là sẽ có một kỹ sư người Việt Nam tháp tùng. Anh ấy là kỹ sư IT tuổi mới ngoài 40, tiếng Việt tiếng Anh lưu loát. Trước khi vào phòng thuyết trình, anh nói riêng với chúng tôi bằng tiếng Việt rằng một ngày trước đó, đã có một đoàn hơn 20 người từ Việt Nam tới tham quan, họ đã để lại một ấn tượng xấu: họ nói chuyện rất ồn ào, gọi cell phone trong phòng hội và chẳng quan tâm gì tới buổi briefing và suốt cả cuộc viếng thăm...

HAI KHU NHÀ MÁY MỘT NGÀY THĂM VIẾNG

Cô Becky đưa chúng tôi vào phòng thuyết trình giới thiệu lịch sử khu nhà máy với slide show, và trao đổi trực tiếp bằng tiếng Anh trước buổi đi tham quan. Do thấy đoàn không cần có một thông dịch, anh kỹ sư trẻ gốc Việt vui vẻ chụp hình đoàn ba người chúng tôi và sau đó xin rút lui.

BỐI CẢNH ĐỊA DƯ NHÂN VĂN
Quận Cam với 3 triệu dân nằm trong vùng bán sa mạc khô hạn, lượng nước mưa trung bình chỉ có 355 millimet / năm (14-inch / năm), tuy quận hạt nằm trên một bể chứa nước ngầm rộng lớn có khả năng cung cấp tới 75% nguồn nước có thể uống được cho cư dân; nhưng tầng nước ngầm này không phải là vô hạn cho dù vẫn được bổ sung nước từ nguồn nước mưa [rất ít hàng năm], nước từ con Sông Santa Ana, và cả nguồn nước được nhập từ xa như Sông Colorado, Sông Sacramento-San Joaquin [nguồn nước nhập từ xa ngày càng bị cắt giảm, và di chuyển từ xa thất thoát và tốn kém]. Trước thách đố khó khăn như thế, từ rất sớm giới lãnh đạo Quận Cam một có tầm nhìn xa / vision đã lập ra dự án Water Factory 1, mô hình khảo sát quy trình và kỹ thuật thanh lọc nước thải suốt trong 10 năm, đạt được tiêu chuẩn an toàn và tin cậy để tiến đến dự án Hệ thống Bổ sung Tầng Nước ngầm / GWRS từ nguồn nước phế thải từ trong chính Quận Cam.

Do tính cách tiên phong và ứng dụng kỹ thuật cao, khu nhà máy Dự án GWRS đã được trao tặng 40 giải thưởng, trong đó phải kể tới 3 giải quan trọng:

1. "Dự án Tái sử dụng Nước Năm 2008 của tiểu bang California" / Recycled Water Project of the Year 2008" của American Society of Civil Engineers (ASCE).
2. "Dự án khái niệm và kỹ thuật cao năm 2009" / Grand Conceptor Award Engineering Excellence in the 2009 của American Council of Engineering Companies (ACEC)
3. "Dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của thế kỷ" hay "Dự án Công chánh quan trọng của thế kỷ"/ Major Civil Engineering Project Centenary Award của International Federation of Consulting Engineers (Fédération Internationale des Ingénieurs-Conseils; FIDIC) năm 2013. 

Ra khỏi phòng thuyết trình, chúng tôi mỗi người được phát nón nhựa cứng an toàn và chiếc áo bảo hộ lao động, trước khi cùng với cô Becky khởi đầu cuộc lội bộ nhiều giờ để đi thăm viếng nhà máy. Một chuyến đi học hỏi được những điều mới kỳ thú.

 
Hình 3: Hình ảnh 3D hai khu nhà máy [1] Cục Vệ Sinh Quận Cam / OCSD, với trọng trách xử lý nguồn nước thải [2] Thuỷ Cục Quận Cam với Hệ thống Bổ sung Tầng Nước Ngầm / GWRS được coi như tiên phong và hiện đại nhất thế giới.

BƯỚC I: KHU NHÀ MÁY CỤC VỆ SINH QUẬN CAM

Để có một ý niệm về "chu kỳ kín" đưa tới Hệ thống Bổ sung Tầng Nước Ngầm / GWRS, cả buổi sáng chúng tôi đi thăm khu nhà máy nước thải của Cục Vệ Sinh Quận Cam nằm ngay trong thành phố Fountain Valley trên đường Ellis.

Rất vắn tắt, tất cả nước thải trong Quận Cam được một hệ thống ống dẫn đưa về đây để được trải qua 3 giai đoạn tiền thanh lọc / pre-purification:

1/ Xử lý Sơ Bộ / Preliminary Treatment hay sàng lọc: loại bỏ các tạp chất kích thước lớn bằng lưới thép và sau đó vật thải được đưa chôn ở các bãi rác.

2/ Xử Lý Chính/ Primary Treatment: sau giai đoạn 1, nước được đưa vào các bể lắng / clarifiers khổng lồ để cho các chất rắn kể cả các tạp chất hữu cơ lắng xuống đáy. Các chất dầu mỡ nổi trên mặt cũng được tách ra ở đây. Các chất thải này sau đó được đưa vào các bể đun nóng / digesters.

3/ Xử Lý Thứ Cấp / Secondary Treatment hay còn được gọi là xử lý phụ: nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hoà tan / dissolved organic matter qua các bước kỹ thuật khác với bùn hoạt tính / sludge process, lưới lọc nhỏ giọt / trickling filters, và cả sử dụng các quy trình sinh học / biological activity để phân giải và loại hết các tạp chất hữu cơ hoà tan.




 
Hình 4: Nơi cổng vào của OCSD / Orange County Sanitation District, như một landmark của California (trái); cùng với đoàn đi thăm Orange County Sanitation District, có những sinh viên Khoa Môi trường từ Đại học University of Irvine, California (phải).



 
Hình 5: bên chân toà tháp lọc khổng lồ với lưới lọc nhỏ giọt / trickling filters của OCSD / Orange County Sanitation District, từ trái: Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh.

Qua cả 3 giai đoạn, nước đã được làm sạch tại Khu Vệ Sinh Quận Cam / OCSD; và có hai tình huống: một phần nước được đưa qua ống dẫn, xả ra Thái Bình Dương; một phần được chuyển tới khu Nhà Máy Nước Quận Cam / OCWD để được thanh lọc qua Hệ thống nhà máy Bổ sung Tầng Nước Ngầm / GWRS. Đây mới thực sự là điểm độc đáo được coi như Dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của thế kỷ mà chúng tôi đặc biệt quan tâm và muốn đề cập tới.

BƯỚC II: HỆ THỐNG BỔ SUNG TẦNG NƯỚC NGẦM / GWRS
GWRS / Groundwater Replenisment System được coi là khu nhà máy tiên phong tiên tiến nhất thế giới trong việc thanh lọc tái sử dụng nguồn nước thải trở đề thành nguồn nước uống được.

Vắn tắt, sau khi nước thải đã được xử lý tại Khu nhà máy Vệ Sinh Quận Cam / OCSD, nguồn nước ấy được đưa về Nhà Máy Nước Quận Cam / OCWD nơi có Hệ thống nhà máy Bổ sung Tầng Nước Ngầm / GWRS. 



Hình 6: Nơi phòng thuyết trình trước khi đi thăm khu nhà máy Hệ thống Bổ sung Nguồn Nước Ngầm / GWRS Quận Cam, Nam California 24.07.2017, từ trái Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh, một bạn trẻ Nguyễn Đăng Anh Thi từ Vancouver, Canada.

Nước từ Khu nhà máy Vệ Sinh Quận Cam / OCSD khi đến Hệ thống nhà máy Bổ sung Tầng Nước Ngầm / GWRS phải đi qua thêm một số quy trình thanh lọc khe khắt nữa:

1/ Giai đoạn Vi lọc / Microfiltration trong chân không / vacuum qua các ống sợi polypropylene với lỗ cực nhỏ khoảng 0.2 micron có khả năng và rất hiệu quả để loại bỏ các hạt ô nhiễm cực nhỏ, protozoa, bacteria và một số virus ở trong nước.

2/ Giai đoạn Thẩm Thấu Ngược / Reverse Osmosis: sau vi lọc, nguồn nước này được thanh lọc tiếp qua kỹ thuật Thẩm Thấu Ngược / Reverse Osmosis qua các màng semipermeable polyamide, mục đích loại đi muối hoà tan, virus, hoá chất hữu cơ / organic chemicals và dược chất / pharmaceuticals.

[chú thích: thẩm thấu ngược là hiện tượng nước thấm ngược từ bên đậm đặc sang bên loãng của màng thấm do áp suất từ máy bơm].

Do acid sulfuric cần được dùng trong giai đoạn thẩm thấu ngược / RO để giữ hiệu quả của màng thẩm thấu nhưng lại tạo ra nhiều khí carbon dioxide làm nước bị acid-hoá. Chất khí carbon dioxide thặng dư được loại bỏ qua phương pháp đuổi khí / air stripping, đó là cho nước chảy trên mặt rộng để tiếp xúc với không khí, nhả carbon dioxide và giảm độ acid của nước.

3/ Giai đoạn Tia cực tím/ Ultraviolet Light: sau Vi Lọc và Thẩm Thấu Ngược, nước lại được tiếp cận với nguồn tia cực tím/ Ultraviolet Light cực mạnh cùng với chất Hydrogen peroxide nồng độ rất cao để khử trùng toàn nguồn nước.

4/ Giai đoạn Hậu Xử lý / Lime Post Treatment là bước thanh lọc sau cùng cho hoà nước với chất vôi bột ngậm nước/ hydrated lime in powder trong bể chứa, chất cationic polymers được thêm vào để tăng độ lắng của các phân tử chưa hoà tan. Độ pH nước của GWRS được giữ trong giới hạn từ 6 tới 9 để nguồn nước ấy không quá acid có thể ăn mòn các ống dẫn. Nguồn nước ra tinh khiết tới nỗi cần phải được bổ sung một số khoáng chất để làm ổn định (không đói chất khoáng) trước khi đưa vào đường dẫn phân phối nước.



Hình 7a: KS Phạm Phan Long, công ty Moraes-Phạm & Associates đã tham dự một phần công trình xây dựng nhà máy GWRS, hình chụp 2007 khi công trình sắp tới giai đoạn hoàn tất. [nguồn: tư liệu Việt Ecology Foundation]    


Hình 7b: Cũng tại địa điểm này 10 năm sau 2017, một khu nhà máy có tầm vóc thế giới / World class cả về cơ sở hạ tầng / infrastructure và bảo vệ môi trường miền Nam California.

Nguồn nước tinh khiết 100 triệu gallon / ngày [MGD] ấy đi về đâu?

-  Rào Chắn Mặn / Salt Intrusion Barrier: 30% nước từ GWRS bơm thẳng tới Rào Chắn Mặn Duyên Hải / Salt Intrusion Barrier gần khu bờ biển Huntington Beach tạo ra một "rào chắn thuỷ lực / hydraulic barrier" để đẩy ngược nước biển trở lại đại dương, giữ cho bể nước ngầm không bị mặn xâm nhập / salt intrusion. Độ an toàn tin cậy đạt tới 100% qua theo dõi nhiều năm từ nhà máy thử nghiệm tiên phong WF 21 / pilot testing WF 21.
 
-  Các Hồ Thấm Nước Trong Đất Liền / Inland Spreading and Percolation Basins: nguồn nước quá tinh khiết được thanh lọc từ nước thải khi đưa vào các bể chứa Quận Cam, có thể gây ra hiện tượng thoát chất arsenic từ tầng đất sét lắng / clay sediments trong khi nước thanh lọc tự nhiên thì không. Do đó, 70 triệu gallon/ngày nước tinh chế từ nước thải của GWRS được pha trộn với nguồn nước nhập hay nước mưa / import or stormwater với tỉ lệ 75 / 25 phần trăm [%] trước khi được nạp lại vào nguồn nước ngầm qua các bể chứa thấm nước: (1) bể chứa Kreamer 12 hecta với lượng nước dung nạp / recharge  43 triệu m3 / năm; (2) bể chứa Miller 10 hecta với lượng nước dung nạp 23.4 triệu m3 / năm; (3) bể chứa Miraloma mới nhất 5 hecta với lượng nước dung nạp 36 triệu m3 / năm. Nguồn nước của GWRS được đưa tới 3 bể chứa bằng đường ống dẫn có đường kính 1.5 mét dài 20 km có khả năng cung cấp 302,000 m3 nước mỗi ngày.

LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN GWRS

Sau 10 năm hoạt động, GWRS đã chứng tỏ đem lại những lợi ích thiết thực:

1/ Cung cấp một nguồn nước tinh khiết gần như nước cất / near-distilled quality water có chất lượng đáng tin cậy ngay cả trong mùa khô hạn.
2/ Tạo được một chiến lược an ninh nước hiệu quả có ưu thế hơn, chỉ tốn 1/2 so với nguồn nước nhập từ xa, và 1/3 so với chi phí lọc nước biển.
3/ Cung cấp một biện pháp bảo vệ phòng ngừa trong trường hợp có biến thiên đáng kể về nguồn nước nhập / imported water.
4/ Tạo được một rào chắn thuỷ lực / hydraulic barrier để ngăn chặn nước biển xâm nhập vào các bể nước uống.
5/ Nạp lại nguồn nước ngầm và cả giảm thiểu tình trạng bơm lấy nước quá mức.
6/ Cải thiện chất lượng nước trong hồ chứa. Giảm lượng nước thải sau xử lý đổ vào đại dương và được đưa vào tái sử dụng có ích.
7/ Giảm được nhu cầu nhập nước từ xa với giá thành trên nguồn nước cung cấp rẻ hơn nguồn nước nhập.



Hình 8: trái, một tiếp đón bất ngờ của ban lãnh đạo nhà máy dành cho KS Phạm Phan Long, người thiết kế toàn bộ phần giải nhiệt / HVAC nhà máy GWRS từ hơn 10 năm trước, từ trái Phạm Phan Long, John Kennedy Giám đốc nhà máy, Becky Mudd, Ngô Thế Vinh; phải, công ty Moraes Phạm & Associates của KS Phạm Phan Long cũng nhận được phần giải thưởng về "Dự án Tái sử dụng Nước Năm 2008 của tiểu bang California" của Hiệp Hội Kỹ sư Công Chánh Hoa Kỳ / (ASCE).



Hình 9: Kết thúc ngày thăm viếng: từ phải Nguyễn Đăng Anh Thi, Becky Mudd, Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh.

GIẢI QUYẾT CƠN KHÁT TỪ NƯỚC THẢI

Thử tưởng tượng những gallons nước thải từ nhà hàng quen thuộc Song Long trên đường Bolsa, gồm những mảnh thức ăn dư thừa và cặn bã từ các khu nhà vệ sinh mỗi ngày đều đặn được thu vào hệ thống ống dẫn Quận Cam để đưa về hai khu nhà máy OCSD và GWRS nằm rất yên tĩnh ngay trong thị xã Fountain Valley thu gọn mình giữa 3 con đường: Ellis Ave, Ward St, Garfield Ave và con Sông Santa Ana, những gallons nước thải từ nhà hàng Song Long ấy nhập với toàn nguồn nước thải của Quận Cam, để rồi sau đó là trải qua những bước thanh lọc, và cả kiểm tra gay gắt cho tới giai đoạn cuối với thành phẩm là nước rất tinh khiết.

Ở một ngày rất nóng như hôm nay và đang giữa cơn khát, chúng tôi có thể tới một vòi nước trong nhà máy ở khâu cuối của một chu kỳ thanh lọc kín: đưa tay ra hứng một ly nước mát tinh khiết như nước cất / distilled water và uống ngon lành; nhưng nếu quá giàu tượng tượng thì có người tự hỏi trong ly nước mát ấy liệu có giọt nước nào là từ nước thải của nhà hàng Song Long?

Để toàn thể cư dân Quận Cam đi tới chấp nhận sử dụng trực tiếp nguồn nước uống từ nước thải vẫn còn cần một thời gian. Ly nước mà chúng tôi uống hôm nay là trực tiếp từ nguồn nước thải. Nhưng khách viếng nếu còn ở tuổi vị thành niên thì vẫn cần có phép của bố mẹ cho uống ly nước từ vòi nước ấy. Và cho tới nay, 70 % nguồn nước tinh khiết từ GWRS vẫn phải hoà với nguồn nước nhập hay mưa thiên nhiên để đưa về chuỗi hồ chứa cho thấm xuống tầng nước ngầm như theo một quy trình tự nhiên đã có từ trước.  




Hình 10: từ phải, Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh, và Nguyễn Đăng Anh Thi từ Vancouver, trong cơn khát đã cùng uống ly nước mát tinh khiết trực tiếp được thanh lọc từ nguồn nước thải thuộc khu vực Quận Cam. [nguồn: photo by Becky Mudd]

MỘT NGÀY NƯỚC SẠCH CHO VIỆT NAM

Tiết kiệm nước, tái sử dụng nguồn nước thải biến thành nước uống đang là một khuynh hướng toàn cầu. Còn Việt Nam hiện nay thì sao?

Trích dẫn từ Báo cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia 2016. Chuyên Đề: Môi Trường Đô Thị của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, xuất bản ở Hà Nội:

"Theo số liệu thống kê năm 2015, trong tổng số 787 đô thị trên cả nước có 42 đô thị có công trình Xử Lý Nước Thải đạt tiêu chuẩn quy định đạt 5,3%." (tr.53). Nghĩa là có đến 94,7% nước thải ra môi trường không đạt tiêu chuẩn. Điều này giải thích vì sao: "Nước mặt ở các sông, hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm do tiếp nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đô thị, khả năng tự làm sạch thấp, nhiều hồ đã trở thành nơi chứa nước thải của các khu vực xung quanh. Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các khu vực này vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay." (tr.58).

Đó là báo cáo chính thức và mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường của nhà nước CS Việt Nam. Với bao nhiêu thảm trạng về môi trường nước từ khắp các ao hồ, sông, biển... xảy ra thường xuyên tới nỗi "như chuyện thường ngày ở huyện", tin tức trên báo chí không còn gây chấn động hay xúc cảm nơi người dân ngoài phản ứng im lặng cam chịu.

Trong khi trên giấy tờ, trên chính sách về "môi trường nước" thì vẫn không thiếu, vẫn rổn rảng những khẩu hiệu như Quyết định 22.12.2016 của Thủ tướng Chính phủ: "Định hướng Phát triển cấp nước đô thị tới năm 2020", nhưng giữa nói và làm của nhà nước CS Việt Nam như từ bao giờ, vẫn còn là một khoảng cách của một đại dương.

Nếu nói lãnh đạo là tiên liệu, thì ngay như từ quy mô rất nhỏ như Quận Cam, từ mấy thập niên trước họ đã tiên liệu và có mối quan tâm rất sớm về nguy cơ thiếu nước, khai thác quá mức làm suy sụp trữ lượng tầng nước ngầm, để rồi ngày nay GWRS / Hệ thống Bổ sung Nguồn Nước ngầm đã trở thành một hiện thực, bảo đảm cung cấp một nguồn nước sạch bền vững cho 3 triệu cư dân địa phương.

Khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã vượt mức báo động đỏ, mơ ước của người dân được uống ly nước sạch, thở bầu không khí trong lành, bữa ăn với chén cơm tô cá và mớ rau xanh không bị nhiễm độc, ước mơ đơn giản như vậy mà sao có vẻ như ngày càng xa vời. 

Rồi trở lại với ý kiến từ một bài viết khá lâu trước đây trên Việt Ecology Foundation, người viết đã đưa ra một nhận định: sự lành mạnh của "môi sinh và dân chủ" phải là một "bộ đôi / duo" không thể tách rời.   
 

NGÔ THẾ VINH
Orange County, 23.03 - 24.07.2017

Tham khảo:

1/ GWRS / Ground Water Replenishment System. 18700 Ward Street, Fountain Valley, CA 92708. www.ocwd.com/gwrs/

2/ OCSD / Orange County Sanitation District. Waste Water Treatment Process. 10844 Ellis Avenue, Fountain Valley, CA 92708

3/ Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Báo cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia 2016. Chuyên Đề: Môi Trường Đô Thị. Hà Nội 2016.

4/ World Water Day 2017: Why Waste Water? UN Water 22 March 2017. United Nations, Department of Economic and Social Affairs.

5/ Ngô Thế Vinh. Ngày Nước Thế Giới 2012 và An Ninh Lương Thực Lưu Vực Sông Mekong. Viet Ecology Foundation 25.02.2016 

Dịch vụ SEO