Bài báo khoa học: Cách viết phần Dẫn nhập

Đối với đa số nghiên cứu sinh, viết phần Dẫn nhập (Introduction) của một bài báo khoa học là một việc … đau đầu. Viết câu gì trước có khi tốn cả giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày, mà nghĩ không ra. Nhưng viết được câu đầu rồi, thì nội dung phần Dẫn nhập phải như thế nào để thu hút người đọc lại là một vấn đề khác lớn hơn và khó hơn. Trong cái note này tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn cách viết phần Dẫn nhập, kèm theo những câu văn cụ thể để các bạn có thể mô phỏng theo.



Một bài báo khoa học thường được cấu trúc theo công thức IMRaD. IIntroduction, tức là dẫn nhập. MMethods, tức phương pháp. RResults, kết quả. DDiscussion, bàn luận. Phần Dẫn nhập là quan trọng, bởi vì nó dàn dựng bối cảnh cho công trình nghiên cứu. Người đọc đánh giá tầm quan trọng của nghiên cứu qua phần Dẫn nhập. Do đó, trong phần này, bạn phải trả lời cho được câu hỏi "Tại sao tôi thực hiện nghiên cứu này?"

Để trả lời câu hỏi đó (tại sao có nghiên cứu này), bạn cần phải nói theo ngôn ngữ "giang hồ" là tạo cho mình một "lãnh địa", viết tắt là CaRS (creating a research space). Để tạo cho mình một lãnh địa hay để biện minh cho nghiên cứu mình sắp báo cáo, người viết cần phải chia phần Dẫn nhập thành 3 phần nhỏ:

·       phần thứ nhất là tạo ra một tình thế; 
·       phần thứ hai là tạo ra một cái "niche", hay nói đúng hơn là một vấn đề; và
·       phần thứ ba là chiếm cái nice đó.

1.  Tạo tình thế

Để tạo tình thế, người viết phải phát biểu cho được vấn đề lớn hiện nay là gì, tầm quan trọng của vấn đề, và tình trạng kiến thức hiện nay ra sao. Chẳng hạn như nếu tác giả nghiên cứu về gen loãng xương, tác giả phải vào bài nói về loãng xương và hệ quả của nó lớn như thế nào bằng cách dùng các con số thống kê về prevalence và incidence. Để nói về tầm quan trọng của bệnh, tác giả có thể "doạ" người đọc rằng bệnh này có thể làm cho bệnh nhân giảm tuổi thọ như ung thư vậy. (Nếu nói gãy xương làm giảm tuổi thọ, có khi người ta không "sợ"; phải so sánh với ung thư thì may ra người ta mới sợ). Sau đó, tác giả sẽ viết về những kiến thức hiện hành, như những gen đã được khám phá và vai trò của chúng trong việc giúp chúng ta hiểu hơn về bệnh lí loãng xương.

Trong phần này (tạo tình thế), tác giả có thể sử dụng những câu văn quen thuộc (không phải đạo văn như có người lầm tưởng) hay được dùng trong y văn. Những câu văn nói về tầm quan trọng của vấn đề:

·       X is the main / leading / primary / major cause of ..
·       Xs are a common / useful / critical part of…
·       Xs are among the most widely used / commonly discussed / well-known / well-documented/ widespread / commonly investigated types of …
·       X is recognized as being / believed to be / widely considered to be the most important …
·       It is well known / generally accepted / common knowledge that X is …
·       X is increasingly becoming / set to become a vital factor in …
·       Xs are undergoing a revolution / generating considerable interest in terms of …
·       Xs are attracting considerable / increasing / widespread interest due to …
·       X has many uses / roles / applications in the field of …
·       A striking / useful / remarkable feature of …
·       The main / principal / fundamental characteristics of X are

2.  Tạo ra cái niche

Đến phần thứ hai của Dẫn nhập, tác giả phải tạo ra một lãnh địa cho mình. Ở đây, tác giả phải nói chỉ ra khoảng trống của kiến thức. Phần trên là chỉ ra kiến thức hiện hành, còn phần này là chỉ ra phần cần phải làm thêm. Cái gọi là "khoảng trống tri thức" (gap in knowledge) có thể là hiểu biết hiện nay chưa đầy đủ, là những quan điểm còn đối nghịch và trong vòng tranh cãi, là những câu hỏi mới nảy sinh.

Quay lại ví dụ về nghiên cứu gen loãng xương, tác giả có thể biện luận rằng những gen trước đây được khám phá chỉ giải thích 5% sự khác biệt giữa các bệnh nhân về xu hướng mắc bệnh. Do đó, vấn đề đặt ra là còn gen nào khác, và đây chính là vấn đề cần phải quan tâm. Nếu là một công trình phân tích tổng hợp (meta-analysis), tác giả có thể biện minh rằng câu hỏi beta-blockers có ảnh hưởng gì đến gãy xương hay không vẫn còn trong vòng tranh cãi, vì các nghiên cứu trước đây dựa trên cỡ mẫu hơi nhỏ, và do đó, một phân tích tổng hợp có thể góp phần giải quyết những tranh cãi đó. Nói tóm lại, đây là phần quan trọng, bởi vì tác giả phải thuyết phục rằng nghiên cứu của mình có lí do tồn tại và có ý nghĩa.

Những câu văn thường hay được sử dụng trong phần tạo ra một lãnh địa cho mình là:

·       The research has focused on A, rather than B
·       Research into A can be useful, but to counterbalance X, it is important to consider B
·       These studies have emphasized A, as opposite to B
·       While prior studies have examined A, it ay be preferable to contemplate the impact of B
·       Although considerable research has been devoted to A, less attention has been paird to B 
·       Few researchers have addressed the problem / issue / question of …
·       Previous work has only focused on / been limited to / failed to address …
·       A basic / common / fundamental / crucial / major issue of …
·       The central / core problem of
·       A challenging / An intriguing / An important / A neglected area in the field of …
·       Current solutions to X are inconsistent / inadequate / incorrect / ineffective / inefficient / over-simplistic / unsatisfactory
·       Many hypotheses regarding X appear to be ill-defined / unfounded / not well grounded / unsupported / questionable / disputable / debatable
·       The characteristics of X are not well understood / are misunderstood / have not been dealt with in depth.
·       It is not yet known / has not yet been established whether X can do Y.
·       X is still poorly / not widely understood.

3.  Chiếm cái niche

Sau khi đã tạo ra một lãnh địa, bước kế tiếp là phải "chiếm" lấy lãnh địa đó. Cách chiếm lãnh địa ở đây phát biểu cho được giả thuyết khoa học, và từ giả thuyết, tác giả phải phát biểu mục tiêu nghiên cứu. Mỗi giả thuyết có thể có hơn một mục tiêu nghiên cứu. Trong khoa học xã hội, người ta còn viết về cấu trúc của bài báo trong phần này, thậm chí có người tóm lược những phát hiện chính trong phần "chiếm lãnh địa" nghiên cứu. Tuy nhiên, nói gì thì nói, phần sau cùng của phần Dẫn nhập phải phát biểu cho được những mục tiêu nghiên cứu; không phát biểu được mục tiêu nghiên cứu là rất dở, phản ảnh sự thất bại của tác giả.

Những câu văn quen thuộc có thể dùng để phát biểu về mục tiêu nghiên cứu như sau:

·       This paper outlines / proposes / describes / presents a new approach to …
·       This paper examines / seeks to address / focuses on / discusses / investigates how to solve …
·       This paper is an overview of / a review of / a report on / a preliminary attempt to …
·       The present paper aims to validate / call into question / Yang’s findings regarding ...
·       X is presented / described / analyzed / computed / investigated / examined / introduced / discussed in order to …
·       The aim of our work / research / study / analysis was to further / extend / widen / broaden current knowledge of …
·       Our knowledge of X is largely based on very limited data. The aim of the research was thus / therefore / consequently to
·       The aim of this study is to study / evaluate / validate / determine / examine / analyze / calculate / estimate / formulate …
·       This paper calls into question / takes a new look at / re-examines / revisits / sheds new light on …

4.  Công thức 3C

Cách viết trong phần Dẫn nhập là phải từng bước một và dùng công thức "3C". Từng bước ở đây có nghĩa là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, và sau cùng là mục tiêu nghiên cứu. Phần này chủ yếu dùng động từ thì quá khứ (past tense).

Công thức 3C (Citation + Critique + Constructive), tức là có trích dẫn + phê bình + và tính xây dựng. Một phát biểu quan trọng mang tính ý tưởng hay có hàm chứa con số (dữ liệu) cần phải có citation, tức là trích dẫn. Trích dẫn từ những bài báo mà tác giả từ nhóm có uy tín và được công bố trên tập san có uy tín. Tuyệt đối tránh trích dẫn những bài báo từ các tập san dỏm (predatory journals). Tác giả không cần phải điểm qua những thông tin hay y văn quá cổ xưa, mà chỉ tập trung vào những nghiên cứu trong vòng 5 năm qua, hay cao lắm là 10 năm. Nếu được, tránh trích dẫn những nguồn chưa qua bình duyệt (như các tập san bên Việt Nam).

Trong phần tạo ra cái niche hay lãnh địa cho mình, có khi tác giả phải điểm qua các nghiên cứu trước và có khi phê bình. Nhưng ở đây cần phải học cách phê bình có văn hoá, chứ không phải cách phê bình kiểu Việt Nam (tức thô lỗ). Phê bình có văn hoá có nghĩa là có chứng cứ từ các nguồn tập san đáng tin cậy, và tác giả không bao giờ nói người khác là "wrong" hay sai. Cần phải tỏ ra, nếu phê bình, tính xây dựng chứ không chỉ trích và đánh phá. Cách nhẹ nhàng nhất là chỉ ra một cách diễn giải khác cho tác giả gốc, hay chỉ ra những nghiên cứu sau này không thể lặp lại kết quả của nghiên cứu trước. Đây là phần rất tế nhị, nên tác giả cần phải tỏ ra là người có văn hoá khoa học. Tuyệt đối không lên giọng giảng dạy người khác trong phần Dẫn nhập.

Đối với các bài báo y khoa, phần Dẫn nhập không nên viết quá dài. Viết dài quá người ta nghĩ mình "nhiều chuyện"; viết ít quá người ta nghĩ mình "không có ý tưởng" hay lười biếng đọc! Thường chỉ 2 trang A4 (double space) là đủ. Thông thường, người có kinh nghiệm viết phần Dẫn nhập sau khi đã viết phần Kết quả và Bàn luận.

Tóm lại, phần Dẫn nhập phải trả lời câu hỏi "Tại sao tôi thực hiện nghiên cứu này?" Phần này viết theo mô hình CaRS. Theo mô hình này và để trả lời câu hỏi đó, tác phải phải thuyết phục vấn đề mình quan tâm là quan trọng, nhưng vẫn còn vài khoảng trống về kiến thức (tạo cho mình một lãnh địa), và mục tiêu nghiên cứu (chiếm lấy lãnh địa). Nên nhớ rằng phần Dẫn nhập đi từ cái chung (bối cảnh nghiên cứu) đến cái riêng (mục tiêu nghiên cứu); còn phần Bàn luận đi từ cái riêng đến cái chung.

5.  Ví dụ

Dưới đây là một nghiên cứu nhằm xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Á châu.

[Vào đầu, tác giả phát biểu về tầm quan trọng của béo phì và vài câu văn "doạ"] Although obesity is recognized as a global public health problem, the extent of obesity is a matter of contention, due largely to a lack of consensus regarding definition.

[Giải thích vấn đề chẩn đoán hiện nay] Clinically, obesity is defined as a condition characterized by excessive body fat to the extent that it is harmful to well being and health (1). Currently, the operational definition of obesity is based on body mass index (BMI). According to the World Health Organization criteria, any individual whose BMI is greater than or equal to 30 kg/m2 is considered obese (2).

[Nhưng đó là cách làm không tốt] Although BMI is widely used in the diagnosis of obesity, it has been criticized, because it does not distinguish between fat mass, muscle mass, bone and vital organs (3-8).

[Tại sao mỡ quan trọng?] It has been argued that a better classification of obesity should be based on percent body fat (PBF), in which any woman whose PBF >35% and any man whose PBF >25% is considered obese (9).

[Kiến thức hiện hành] Using the relationship between BMI and PBF, it has been suggested that in Asian populations, a BMI greater or equal to 25 should be classified as obese (10), because a BMI of 25 kg/m2 is assumed to correspond to about 25% and 35% body fat for Asian men and women, respectively (9).

[Tạo cho mình một lãnh địa] This classification is based on the assumption that for a given BMI, Asians have greater PBF than Caucasians (11, 12). However, a close examination of the data on which this assumption is based on (12) reveals little difference in PBF between Chinese in New York and Caucasian women.

[Mục tiêu nghiên cứu] In this paper, we examine the validity of this assumption by comparing PBF between White American women of European ancestry and Vietnamese women living in Vietnam.

Cuối cùng "ráp" lại thì sẽ có phần Dẫn nhập như sau:

Although obesity is recognized as a global public health problem, the extent of obesity is a matter of contention, due largely to a lack of consensus regarding definition. Clinically, obesity is defined as a condition characterized by excessive body fat to the extent that it is harmful to well being and health (1). Currently, the operational definition of obesity is based on body mass index (BMI). According to the World Health Organization criteria, any individual whose BMI is greater than or equal to 30 kg/m2 is considered obese (2). Although BMI is widely used in the diagnosis of obesity, it has been criticized, because it does not distinguish between fat mass, muscle mass, bone and vital organs (3-8).
It has been argued that a better classification of obesity should be based on percent body fat (PBF), in which any woman whose PBF >35% and any man whose PBF >25% is considered obese (9). Using the relationship between BMI and PBF, it has been suggested that in Asian populations, a BMI greater or equal to 25 should be classified as obese (10), because a BMI of 25 kg/m2 is assumed to correspond to about 25% and 35% body fat for Asian men and women, respectively (9). This classification is based on the assumption that for a given BMI, Asians have greater PBF than Caucasians (11, 12). However, a close examination of the data on which this assumption is based on (12) reveals little difference in PBF between Chinese in New York and Caucasian women. In this paper, we examine the validity of this assumption by comparing PBF between White American women of European ancestry and Vietnamese women living in Vietnam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ SEO