5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail vị phở, nước mắm… được pha chế từ những nguyên liệu tưởng chừng không liên quan nhưng lại rất hấp dẫn.

Cocktail vị phở

Mới nghe qua tên gọi, nhiều thực khách sẽ thắc mắc về hương vị của loại đồ uống lạ tai này. Tác giả là một chàng bartender từng có thời gian làm ở hiệu phở nên có lẽ hương vị đậm đà, hấp dẫn của nước dùng phở đã là nguồn cảm hứng của anh khi bắt đầu bước sang con đường pha chế cocktail.

600 400 nguoi sang tao nen 2269 1393930932 5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail phở dùng kèm với một đĩa ớt.

Anh Phạm Tiến Tiếp (tác giả của cocktail phở, hiện làm việc tại khách sạn Metropole Hà Nội) cho biết, nguyên liệu để pha chế loại đồ uống này bao gồm các thành phần y hệt khi chế nước dùng phở như quế, hồi, thảo quả. Sau đó, hỗn hợp sẽ được đổ vào một cây làm bằng inox cho chính anh tự sáng tạo ra rồi đốt cháy với rượu gin và cointreau. Cuối cùng, anh pha nước chanh, nước đường, rau mùi cùng hỗn hợp trên rồi lắc đều. Ly cocktail sẽ uống kèm một đĩa ớt.

Hương thơm của những gia vị trong món phở sẽ khiến thực khách không khỏi tò mò và nôn nóng thưởng thức. Ban đầu, người uống sẽ bị vị cay đặc trưng của rượu, hòa quyện với quế, hồi, thảo quả và rau mùi làm cho e dè nhưng càng lúc càng muốn uống tiếp. Dư vị cứ lưu lại mãi trong miệng, trong mũi.

Cocktail nước chấm ốc

Ngoài nước dùng phở, Tiếp còn sáng tạo ra một loại cocktail rất đặc biệt, cũng lấy cảm hứng từ ẩm thực Việt. Đó chính là cocktail nước chấm ốc. Nguyên liệu để chế biến bao gồm: sả, gừng, ớt, quất, nước mắm và một ít lá chanh.

co2 7233 1393930932 5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail nước mắm chấm ốc được nhiều thực khách thích thú và quảng bá

Khởi nguồn của loại cocktail này là khi Phạm Tiến Tiếp được yêu cầu pha chế một loại cocktail có mùi vị nước mắm nhưng không được ngửi thấy mùi nước mắm. Tình cờ trong một lần đi ăn ốc cùng bạn bè, Tiếp đã nảy ra ý định sáng tạo ra loại thức uống từ loại nước chấm ốc trứ danh này.

Qua nhiều lần thử nghiệm nhưng chưa ưng ý, cuối cùng bartender đã quyết định cho thêm một chút lòng trắng trứng để tạo nên hương vị chuẩn nhất, giống với nước chấm ốc nhất khi ra thành phẩm. Các nguyên liệu gừng, sả, ớt, lá chanh… được giã nhỏ cùng nước mắm rồi lắc đều với lòng trắng trứng gà, cuối cùng cho thêm rượu.

Ly cocktail có mùi tươi mát của sả, chua chua của chanh, kèm theo vị ngọt quyện với vị mặn nước mắm. Khi uống, thực khách còn cảm nhận được một chút ngầy ngậy của lòng trắng trứng, rất hấp dẫn.

Cocktail trứng chim cút

thumb 600 9079 1393930932 5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail trứng chim cút

Loại cooktail này có cái tên khá dài: “Wakey, Wakey, Mary, Eggs và Bacey” là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai vừa trải qua một ngày dài mệt mỏi, chưa kịp ăn bữa tối hoặc đang đói bục. Nó được pha chế từ rượu Bloody Mary và nước sốt đun nóng, bia đen Ireland.

Điểm nhấn của thức uống này nằm ở phần trang trí khá “nhiều đạm”, không có một công thức cố định, nhưng thường bao gồm: trứng chim cút, thịt xông khói, bánh sandwich nướng phô mai… Bạn vừa có thể thưởng thức một đồ uống ngon miệng, vừa tiết kiệm thời gian ăn tối. Giá của một ly nước kèm đồ ăn này có giá 10 USD và nơi nổi tiếng nhất để gọi Wakey, Wakey, Mary, Eggs and Bacey là tại quán Chapel Tavern, bang Nevada, Mỹ.

Cocktail bánh pizza

co4 2773 1393930932 5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail bánh pizza

Gần giống Wakey, Wakey, Mary, Eggs và Bacey nhưng loại cocktail này lại lấy cảm hứng từ những chiếc pizza mùi hương hấp dẫn. Bạn có thể gọi thứ đồ uống “no bụng” này ở quán Trattoria Neapolis mang phong cách Italy ở California (Mỹ).

Một loại rượu đặc biệt sẽ được pha chế cùng nước cà chua, vodka vị quế và tiêu, bột porcini một chút húng quế y như nguyên liệu để làm ra một chiếc bánh pizza truyền thống. Nghe có vẻ lạ nhưng hầu hết các thực khách từng thử món cocktail này đều rất ưng ý.

Cocktail trứng cá

co5 2195 1393930932 5 loại cocktail độc đáo pha chế từ đồ ăn

Cocktail trứng cá

Cocktail Earl Grey caviar martini được phục vụ tại một quán bar ở Hong Kong sở hữu hương vị rất đặc biệt từ trứng cá muối. Nguyên liệu chính bao gồm cocktail cơ bản Bloody Mary, vodka chưng cất với wasabi. Cocktail Earl Grey caviar martini là sự kết hợp hoàn toàn mới lạ quyện cùng vị dưa chuột, nước ép chanh, táo và quan trọng nhất là trứng cá muối. Do đó, nó không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng.

Thực khách có thể nếm thử cocktail trứng cá tại quán bar Quinary, tầng trệt, đường Hollywood, Hong Kong với giá 15,6 USD.

Khám phá những ly cocktail đắt nhất thế giới

Đứng đầu danh sách là The Winston, Club 23 với giá 12.970 USD

Bạn sẽ không phải hổi tiếc khi bỏ ra 12.970 USD cho một ly cocktail the Winston từng được kỷ lục Guinness ghi nhận là ly cocktail đắt đỏ nhất thế giới này. Để thưởng thức đúng hương vị có một không hai của cocktail này, bạn phải đến câu lạc bộ sang trọng Club 23. 

Thành phần đặc biệt của ly cocktail đặc biệt này là rượu cô – nhắc Croizet sản xuất năm1858 cực kỳ quý hiếm. Trong lịch sử đấu giá, một chai rượu cô – nhắc Croizet đã được bán với giá 156.000 USD. 

Ngoài ra, ly cocktail độc nhất vô nhị này còn có loại rượu được ghi danh là “tinh hoa của các loại rượu” và được sản xuất với số lượng có hạn - Grand Marnier, cùng một chút rượu Chartreuse Vieillissement Exceptionnellement Prolonge và một ít hạt nhục đậu khấu.

Tiếp theo là ly Salvatore’s Legacy, ở bar Salvatore với giá 8.316 USD

Nhà soạn nhạc đại tài, đồng thời là chuyên gia pha chế cocktail – ông Salvatore Calabrese đã truyền cái hồn của nghệ thuật vào ly cocktail Salvatore’s Legacy này. Cũng cách đây 2 năm, Calabrese đã pha chế cocktail Salvatore’s Legacy đắt nhất thế giới lúc đó tại quầy bar Mayfair trong câu lạc bộ Playboy của ông ở thủ đô Luân Đôn.

Ly cocktail này được pha chế bằng các loại rượu ngon nhất của thế giới, một số trong đó có niên đại từ thế kỷ 18. Các loại ruợu quý hiếm đó là rượu cô-nhắc 1778 Clos de Griffier Vieux, rượu mùi Kumme1770, rượu vỏ cam Dubb được pha chế từ năm 1860, và cuối cùng là rượu bia đắng Angostura từ những năm 1900.

Tiếp đến là ly cocktail 27.321, Burj Al Arab với giá 7.439 USD

Dubai là quê hương của ly cocktail Burj Al Arab. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Thế giới đã chính thức ghi danh Dubai là thành phố của những món ăn truyền thống. Cũng 2 năm trước đây, tại quán bar Skyview, những người đến quán sẵn sàng bỏ ra 7.000 USD để thưởng thức cocktail trong ly nặng 28 cara vàng.

Thành phần cơ bản của ly cocktail là rượu whisky mạch nha Macallan 55 tuổi. Ngoài ra, ly cocktail Burj Al Arab còn có hương vị của quê nhà từ các loại trái cây sấy khô.

Tiếp đến là cocktail Ritz-Paris Sidecar, Bar Hemingway với giá là 1.670 USD

Khách sạn Ritz Paris được coi là quê hương của rượu Ritz Fine Champagne Cognac vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Có nguồn tin lại cho rằng New York mới là quê hương, có người thì lại cho là London. Và có nguồn tin khác lại cho rằng Paris mới là quê hương.

Thành phần bao gồm Ritz Fine Champagne Cognac được đóng chai vào năm 1865, và các loại rượu mạnh được ủ từ rễ cây nho cực kỳ quý hiếm. Ngoài ra còn có Cointreau và nước chanh tươi.

Xếp cuối trong danh sách này là cocktail Original Mai Tai, của khách sạn Merchant với giá 1.270 USD.

Để thưởng thức hương vị của cái nắng vùng Polynesia ở vùng Bắc Ireland vốn quanh năm không có nắng, bạn sẽ không tìm được ở đâu trên thế giới ngoài quầy ba Belfast của khách sạn Merchant. Ở đây, bạn sẽ được thưởng thức cocktail Original Mai Tai đặc biệt.

Từ một công thức pha chế bí mật từ những năm 1900, cocktail này được chế tạo từ loại rượu mạnh được ủ 17 năm của J. Wray & Nephew Jamaican, lúa nước mạch ướp hoa cam của vùng Garnier, nước Pháp, rượu vỏ cam DeKuyper của Hà Lan và lớp trên cùng được rắc một lớp kẹo cứng xi-rô và một chút nước chanh cốt tươi ngon.

Văn hóa bia

Nói "văn hóa bia", ắt có bạn cho tôi là lạm dùng từ ngữ "văn hóa", một từ ngữ trở thành "mốt", "thời thượng" khắp thế giới từ sau "Thập kỷ thế giới về văn hóa" của UNESCO và nhất là trong khi UNESCO đang kêu gọi đối thoại văn hóa chống khủng bố.

Nếu ta hiểu văn hóa là tất cả những gì do con người sống trong một cộng đồng xã hội tạo ra, chi phối tư duy, ứng xử và giao tiếp của cộng đồng ấy thì có thể nói: văn hóa bia, văn hóa bóng đá, văn hóa sách...

Không phải là văn hóa bia sao lại có Bảo tàng Bia ở Bỉ (Rodt), có Liên hoan bia nổi tiếng thế giới ở Munich, thành phố cổ kính Đức. Bia đã được "toàn cầu hóa".

Dưới hình thức hiện đại, bia được làm bằng hạt lúa mạch (orge) đã nảy mầm, đem sấy khô (malt), cho lên men, rồi ướp hoa bia (hoa cây houblon) thành bia vàng (blonde), nếu ướp đường trưng (caramel) thì thành bia nâu (brune), nếu ướp chất cay thì thành bia đắng (âcre). Cũng có thể chế bia bằng các loại ngũ cốc khác hoặc hoa quả như chuối, ngô, sắn... Bia có các chất: rượu, muối khoáng, glucide, protein, vitamin... Bia lợi tiểu.

Bia ra đời cách đây 4.000 năm ở Lưỡng Hà, Ai Cập. Nó là thức uống của nam giới, có thể mới đầu là của các chiến binh. Ở Ireland, các chiến binh uống bia vào các lễ hội lớn. Ở xứ đó, nó cũng là thức uống của vương giả. Khi một ông vua cảm thấy già nua hay bị truất vị thì ông vua ấy tự tử trong bồn bia.

Ở châu Mỹ xích đạo, đến nay, bia làm bằng ngô hay sắn vẫn được dùng trong các nghi lễ cầu chúc cho linh hồn người chết vượt sang thế giới bên kia.

Dĩ nhiên, bia được tiêu thụ rộng rãi trước tiên và nhiều nhất ở phương Tây, có nhiều nước phương Tây đã có truyền thống bia (Đức, Hà Lan, Bỉ, Bắc Âu...) bên cạnh những nước có truyền thống rượu vang ở Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Pháp, Italy... Có điều lạ là trong vài thập kỷ gần đây, các nước văn hóa vang thì bớt uống vang và uống bia nhiều hơn, còn các nước truyền thống bia thì giảm bia tăng vang. Các nước châu Á có truyền thống rượu gạo làm bằng gạo như Trung Quốc, Nhật Bản thì lại quay sang uống bia cũng nhiều.

Việt Nam cũng vậy. Thời Pháp thuộc, chỉ tầng lớp trung lưu thành phố trở lên, cũng không phải là nhiều, uống bia. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở vùng tạm chiếm, nhất là miền Nam, uống bia khá phổ biến. Bác sĩ Bùi Minh Đức cho biết thành ngữ "bia lùn" đã được dùng để chỉ những người lùn và béo, giống như những chai bia Pháp Kronenburg thịnh hành vào cuối những năm 1940. Thời kỳ Mỹ leo thang oanh tạc miền Bắc, cứ tan còi hú báo an là mấy trung tâm bia ở Hà Nội lại đầy người. Chế độ bao cấp, bia được coi là đồ uống cao cấp, như thuốc bổ. Từ khi đổi mới, dịch "bia bọt" và "nhậu nhẹt" đi kèm, lan từ miền Nam ra miền Bắc. Quán bia mọc ra như nấm, phong cách uống thay đổi hẳn: không còn nhấp nhấp chén rượu nhỏ ngồi đàm đạo ung dung kiểu Tản Đà, Nguyễn Tuân nữa, bia uống ừng ực, ngồi chen nhau trong quán, nói oang oang, coi như ở nơi không người, y như trong Thủy hử. Bia uống mọi lúc, ma chay, cưới xin, giỗ Tết, cúng thần, sinh nhật... thay đổi phong tục, tập quán, ngay cả ở nông thôn và miền núi.

Trên phạm vi thế giới, "toàn cầu hóa bia" đang gây ra sự cạnh tranh quốc tế về bia. Mỗi năm, toàn thế giới uống hàng chục tỷ lít bia. Một người Đức hàng năm uống 128 lít, người Trung Quốc: 17 lít (nhưng Trung Quốc số lít uống mỗi năm tăng 6%, còn khối lượng uống ở châu Âu dường như chững lại). Đứng về khối lượng bia tiêu thụ, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất trên thế giới, trên cả Hoa Kỳ.

Dẫn đầu cuộc đua bia quốc tế này là mấy công ty khổng lồ như công ty bia Mỹ Anheuser Busch (doanh thu năm 2003: 14 tỷ Euro), công ty Anh Sab Miller (10,4 tỷ Euro), công ty Hà Lan Heineken (9,2 tỷ Euro), công ty Bỉ Interbrew (7 tỷ Euro). Có những sự điều chỉnh chiến lược bất ngờ. Từ tháng 3/2004, "hảo hán thứ tư" về bia thế giới là Interbrew hợp nhất với "hảo hán số 1" ở Nam Mỹ là Am.Bev. quyết định tăng doanh số mỗi năm lên 9,5 tỷ Euro (190 triệu lít, sử dụng 73.000 công nhân), Am.Bev. chiếm thị trường châu Mỹ, Interbrew chiếm các thị trường còn lại trên thế giới. Hãng Mỹ Anheuser Busch sát cánh hãng bia lớn nhất Trung Quốc Hapi quyết định đưa bia Trung Quốc vào Mỹ...

Pháp là nước thứ năm châu Âu về sản xuất bia, nhất thế giới về sản xuất lúa mạch nha để làm bia, phải thay đổi mẫu mã bia, chế loại bia nhẹ hơn cho phụ nữ và các vị nam giới muốn bia ít đắng hơn.

 

Cách làm bánh quy Chocolate Chips Cookies



Bánh để ăn vặt thì làm bánh quy chắc là phù hợp nhất. Thật ra mình đã định viết một bài giới thiệu chung về Cookies (bánh quy) và các phương pháp làm cơ bản. Nhưng sau khi tham khảo Professional Baking và một vài tài liệu khác thì mình thấy không thật cần thiết, vì thật ra Cookies là một dạng Cake mini. Phương pháp trộn bột cơ bản của Cookies rất giống với các phương pháp trộn bột cơ bản của Cake (nhưng nhanh và ít thứ phải chú ý hơn). Cho nên chắc không nhất thiết phải nhắc lại, mà có lẽ với từng loại bánh mình sẽ thêm các lưu ý (nếu có) trong quá trình làm – vậy chắc tốt hơn.

Cảm nhận chung của mình về Cookies là Cookies dường như dễ làm hơn Cakes nhiều. Và bởi vì Cookies là một dạng mini cakes cho nên nếu đã quen làm Cakes, đặc biệt là các phương pháp trộn bột và một số lưu ý khi làm Cakes thì làm Cookies sẽ thấy cực kì nhẹ nhàng.



Một trong những cách trộn bột được sử dụng để làm rất nhiều loại Cookies làCreaming-method. Tuy nhiên có vẻ là với Cookies thì bơ không cần phải đánh bông nhiều như làm Cake. Ngoài ra lượng chất lỏng trong Cookies cũng thường là ít hơn Cake rất nhiều, có nhiều loại bánh thậm chí còn không có tí tẹo chất lỏng nào, nên sau khi đánh trứng với bơ đường chỉ cần trộn thêm bột là xong. Làm Cookies mình thấy có hai điều có lẽ là khá quan trọng. Một là kích thước của các viên bột bánh khi mang đi nướng cần phải đồng đều, vì nếu cái to cái nhỏ thì khả năng một cái gần cháy trong khi cái còn lại vẫn chưa chín sẽ cao. Hai là nhiệt độ nướng Cookies khá quan trọng, nhất là với các loại Cookies mỏng hay nhỏ thì chậm một vài phút có thể làm bánh cháy ngay. Nên cả nhà khi nướng Cookies thì lưu ý canh lò cẩn thận nhé



Chocolate chip cookies là loại bánh quy đơn giản và có vẻ cũng rất quen thuộc nữa nhỉ? Công thức mình tham khảo của Professional Baking và Joy of Baking, bánh ra lò rất ngon, giòn và xốp, ngậy và thơm mùi chocolate chip Công thức ở dưới làm được khoảng 25-30 cái đường kính tầm 5cm nhé.

Nguyên liệu
150gram bột mỳ thường/ bột mỳ đa dụng (all-purpose flour/ plain flour)
115gram bơ nhạt – ở nhiệt độ phòng
60gram đường trắng
80gram đường nâu
1 quả trứng cỡ lớn (55-60gram không tính vỏ) - ở nhiệt độ phòng
¾ teaspoon (3-4ml) vanilla dạng lỏng
½ teaspoon (2-3gram) baking soda (muối nở)
¼ teaspoon (1-2gram) muối
100-130gram chocolate chips
50gram hạt óc chó (walnuts) hoặc hạt hồ đào (pecan) (không bắt buộc)

* Lưu ý: Đường nâu trong công thức có thể thay bằng đường trắng nhưng nên giảm bớt còn khoảng 80-90gram đường vì đường nâu thường ít ngọt hơn đường trắng nhiều. Ngoài ra lượng đường còn phụ thuộc vào độ ngọt và lượng chocolate chip sử dụng. Với lượng đường trong công thức mình dùng 120gram chocolate chip loại khá đắng và ít ngọt.

Cách làm (Creaming-method)

1. Đong bột mỳ, muối nở và muối. Dùng cây đánh trứng (whisk) trộn đều.

2. Để máy đánh trứng ở tốc độ chậm, đánh bơ trong khoảng 10-15s cho bơ mềm, nhuyễn. Cho đường vào, để tốc độ gần cao nhất, đánh bơ với đường, không cần đánh quá bông. Mình dùng máy đánh trứng cầm tay, đánh mất khoảng 3-5 phút. Lưu ý trong quá trình đánh vét thành & đáy âu.

3. Cho trứng vào, đánh cho hòa quyện. Cho vanilla, đánh tiếp khoảng 20-30s.

4. Rây bột vào âu, đánh đến khi hỗn hợp hòa quyện. Cuối cùng cho chocolate chip & hạt (nếu có), trộn đều.

5. Bọc kín âu, cho hỗn hợp bột vào tủ lạnh, để khoảng 30 – 60 phút cho bột cứng lại.

6. Vặn lò 170 độ C. Chuẩn bị khay nướng, lót giấy nến (giấy nướng bánh) lên khay.

7. Viên bột thành các phần nhỏ bằng nhau (mỗi phần khoảng 10-15gram). Mình dùng thìa đong đơn vị 1 tablespoon để xúc, rất tiện & đảm bảo là các viên đều bằng nhau Đặt lên khay nướng, để chừa khoảng cách khoảng 3-5cm giữa các viên bột.

8. Nướng ở rãnh giữa của lò, nhiệt độ 170-175 độ C trong khoảng 15 phút hoặc đến khi bánh chín vàng và phần viền bánh hơi nâu nhạt. Đến đây thì mình thấy có một số công thức ghi chú là chuyển nhiệt độ xuống 100-110 độ và sấy thêm khoảng 5-10 phút cho bánh giòn. Tuy nhiên mình khá là thắc mắc chuyện này vì theo mình thấy thì nhiệt độ lò nướng lúc này đang là 170-180 độ C, làm sao chuyển ngay lập tức xuống 100 độ được nhỉ? Cách mình làm là sau khi bánh chín, nướng đủ thời gian quy định thì mình tắt lò, chỉ để đèn và để bánh thêm 3-5 phút. Bánh lúc nào cũng giòn và chưa bao giờ cháy.

Bổ sung kinh nghiệm làm bánh giòn : Sau khi làm kha khá bánh quy thì mình thấy cách sấy bánh sau khi nướng khá là hiệu quả. Cụ thể là sau khi nướng bánh xong, các bạn hạ lò xuống 100-110 độ, nếu sấy ngay sau khi nướng bánh thì đợi lò xuống đúng nhiệt độ rồi mới cho bánh vào nhé, sấy bánh khoảng 10 phút, bánh sẽ rất giòn

9. Bánh chín lấy ra khỏi khay nướng, để trên rack đến khi nguội hẳn (bánh ra khỏi lò sẽ hơi mềm, nhưng để nguội thì bánh sẽ cứng giòn). Bảo quản trong hộp kín.

Bởi vì cả bài này chỉ có mỗi một cái hình cho nên bonus thêm 1 cái hình (tuy là không liên quan mấy) nữa nhé Bánh quy dừa hạnh nhân mình làm cuối tuần trước (hôm qua mang đi làm mời đồng nghiệp và đã hết sạch rùi ). Rất thơm & ngon Công thức mình gõ xong sẽ up sớm.






Phương pháp trộn bột mới Pound cake



Thật ra là mình đã rất phân vân xem có nên làm Pound Cake không, tại vì cứ nhìn thấy cái công thức 1 bơ: 1 bột: 1 đường: 1 trứng và chả có tí sữa nào là thấy oải rồi. Mặc dù ở bài trước mình có hứa là sẽ làm cả hai loại Pound Cake và Butter Cake để xem khác nhau thế nào, nhưng thật sự là làm y nguyên công thức Pound Cake thì mình… không đủ can đảm Khi đi tham khảo một số blog và diễn đàn mình cũng thấy đa phần chị em phản hồi là Pound Cake khá là nặng và khô, cho nên thường khi làm hoặc là sẽ thêm một ít chất lỏng như là sữa, các loại syrup hoa quả, hoặc làm cùng với các loại mứt hoa quả để làm cho bánh đỡ bứ và ngán. Nhìn chung là cũng có kha khá cách sáng tạo với công thức cơ bản của Pound Cake.. Nhưng sau một hồi nghiên cứu thì mình vẫn quyết định làm Pound Cake cơ bản để so sánh với Butter Cake và thêm syrup chanh leo để giúp bánh bớt khô



Lần này làm pound cake mình cũng không dùng creaming method nữa, mà chuyển sang thử phương pháp trộn bột mới tên là two-stage method. (Theo cuốn Professional baking thì với các loại bánh có sử dụng chất béo như bơ, magarine thì creaming method và two stage method là 2 phương pháp trộn bột cơ bản nhất).

Các bước chính của two-stage method là:

nguyên liệu đã được cân đong và để ở nhiệt độ phòng nhé
Trong một cái âu, dùng que đánh trứng cầm tay (whisk) đánh đều trứng, sữa và vanilla.
Trong một cái âu khác rây bột, bột nở, đường, muối. Dùng whisk hoặc máy đánh trứng để ở tốc độ thấp nhất, đánh trong khoảng 30s.
Cho toàn bộ số bơ & ½ số trứng sữa vào âu bột. Đánh ở tốc độ chậm đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Đẩy lên tốc độ vừa (hoặc tốc độ cao với máy đánh trứng cầm tay). Đánh thêm 3-5 phút.
Chia số trứng sữa còn lại làm 2 phần, lần lượt cho vào âu và đánh đều 30s sau mỗi lần thêm chất lỏng.
Đổ bột vào khuôn & mang đi nướng ngay

Lưu ý ở bước 3 & 4 vét thành âu thường xuyên để hỗn hợp được đều.

Về cơ bản thì two-stage method nhanh hơn creaming method. Nhưng mình cảm thấy với một người mới chập chững học làm bánh và chưa có cảm giác tốt trong việc sử dụng và đặc biệt là trộn bột thế nào cho đủ thì creaming method an toàn hơn (điều này ít ra là đúng với mình).



Lý do thứ nhất là theo tất cả các tài liệu thì bột nở sau khi gặp nước sẽ phải rất hạn chế trong việc trộn, nếu trộn quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho bánh chai cứng và nở kém. Với creaming method thì kiểm soát việc này rất dễ do bột được cho vào cuối cùng và xen kẽ với sữa nên chỉ cần đánh một tí tẹo cho hỗn hợp hòa quyện là được. Còn với phương pháp mới này thì quả thật mình đánh bột với trứng mà cảm thấy khá run vì không biết thế nào là đủ và liệu có quá tay không.

Lý do thứ hai là nếu cho nhiều chất lỏng vào cùng lúc thì sẽ dễ gây ra hiện tượng bột bị lợn cợn (mà mọi người hay gọi là ốc trâu hay óc trâu gì đó ). Thật ra đây là hiện tượng bình thường trong khi làm bánh (lý do tại sao mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Một trong những cách khắc phục đơn giản nhất là cho thêm bột và đánh đều. Nhưng với two-stage method, vì bột đã được đánh hết với bơ trong bước đầu tiên rồi, nên khi cho trứng và sữa vào ở bước sau cần phải cẩn thận hơn một chút để tránh gây ra hiện tượng ốc trâu như trên.

Cuối cùng là theo sách nói thì creaming method cho bánh nở tốt hơn two stage method, mặc dù ưu điểm của two stage method là làm cho mùi vị của bơ quyện trong bánh tốt hơn (tài liệu tiếng Anh hay mô tả cái này là bơ dễ melt-in-the-mouth hơn .

Cho nên túm lại là mình vẫn thích dùng creaming method hơn. Nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi, còn cả nhà thấy hợp với phương pháp nào hơn thì cứ sử dụng nha



Lý thuyết thì là như vậy – nhìn chung là cũng không khó lắm, nhưng đến lúc thực hành thì… mình đúng là không có duyên với món Pound Cake này. Cụ thể là trước khi ra được cái bánh như trong hình ở trên mình đã làm hỏng…… nhiều lắm không nhớ chính xác là bao nhiêu nữa Túm lại là thất bại toàn diện & đau đớn :’( (từ khi mình bắt đầu “sự nghiệp bếp núc” đến giờ hình như là chưa có khi nào mà mình phá hoại ở mức độ cao như thế này ). Mà rõ ràng pound cake là loại bánh rất dễ thành công, vậy mà chẳng hiểu sao mình làm lại bị hỏng liên tục như thế, cho nên cũng cảm thấy hơi bị chán

Nhưng mà bỏ cuộc sớm thế thì còn chán hơn cho nên cứ mỗi lần hỏng là mình lại chạy lên mạng để tìm nguyên nhân, và tự … đoán bệnh cho bánh Lần đầu tiên làm hỏng mình nghĩ là do nguyên liệu vẫn còn lạnh, lúc trộn bột bị ốc trâu nên bánh nướng lên bị rỗ mặt. Lần thứ hai mình nghĩ là do trộn bột chưa quen, quá tay nên bánh nở kém. Lần thứ ba thì nghĩ là do để nhiệt độ không đúng. … Lần thứ 4, 5.. vẫn hỏng. Mà ngẫm nghĩ lại thì thấy là mấy mẻ đều hỏng cùng một kiểu như nhau. Đến khi tất cả các nguyên nhân bên ngoài đều được loại trừ thì mình bắt đầu nghĩ đến khả năng nguyên liệu có vấn đề, và sực nhớ ra một điều là so với các mẻ bánh trước thì lần này mình dùng cake flour. Và mình quay lại xem cái vỏ gói bột cake flour của mình – đoạn này cần phải giải thích thêm là ở đây mọi thứ đều được ghi bằng tiếng Hà Lan, Pháp và Đức nhưng không có tiếng Anh cho nên mình hầu như không bao giờ xem nội dung nhãn, trừ ngày hết hạn Mặc dù không hiểu hướng dẫn trên gói cake flour của mình nói gì, nhưng nhìn hình thì mình có thể đoán ra là người ta hướng dẫn trộn bột với bơ & trứng rồi mang đi nướng. Tức là nhiều khả năng là bột đã có sẵn muối và bột nở rồi (có nghĩa là không cần phải cho thêm bột nở nữa)…..

(và Google translate đã xác nhận là đúng như thế)



Hik

………….

Ôi giời ơi! Giàng ơi!!!! Thế là từ một ý định ban đầu (rất tốt đẹp) là dùng cake flour để bánh nhẹ & xốp hơn cuối cùng đã thành ra là bao nhiêu trứng + bơ + bột + đường + sữa bay thẳng từ tủ lạnh qua lò nướng vào sọt rác. Đúng là nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại mà :’( :’( :’(

Thôi thì tự an ủi là coi như học phí vậy

(nhưng dù sao thì học phí này cũng hơi bị đắt ý)

Sau khi “bí mật” được “bật mí” thì mọi sự còn lại suôn sẻ – như mọi khi vẫn thường như thế Công thức cụ thể mình sẽ chia sẻ riêng trong bài sau để đỡ bị lẫn nhé. So với Butter Cake thì Pound Cake đúng là “nặng” hơn, nhưng nhờ có syrup chanh leo nên bánh đỡ khô bứ, lại có thêm vị chua dịu và mùi thơm của chanh leo, nói chung là không tệ (và nếu không có vụ nhầm bột kia thì bánh này làm khá dễ cả nhà ạ )





Lần này tuy là phá hoại quá nhiều trứng sữa, nhưng bù lại nhờ việc liên tục nướng hỏng mà mình tích lũy được thêm kha khá kinh nghiệm trong việc làm Butter Cake, Pound Cake và một số loại bánh khác có sử dụng bơ (để phân biệt với bánh sử dụng lòng trắng trứng thay vì dùng bơ và bột nở). Mình ghi lại tại đây luôn nhé, hi vọng là sẽ có ích cho mọi người

1. Tất cả các nguyên liệu luôn phải ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG. Một số hậu quả của việc nguyên liệu (bơ, trứng, sữa) ở nhiệt độ nóng lạnh khác nhau là bột bị ốc trâu hoặc bánh nở kém.

2. Trong khi trộn bột, hiện tượng bột bị lợn cợn (ốc trâu) đôi khi có thể xảy ra. Các nguyên nhân chính là
Các nguyên liệu không ở cùng một nhiệt độ (bơ hoặc trứng vẫn còn lạnh)
Lượng chất lỏng (trứng, sữa) nhiều hơn bột quá nhiều

Về cơ bản thì việc bột bị ốc trâu sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng của bánh. Cách khắc phục là để nguyên liệu thật nguội rồi mới mang đi làm bánh. Hoặc ngâm âu trộn bột vào chậu nước ấm rồi đánh đến khi mịn mượt. Thứ hai là khi cho chất lỏng thì nên cho từ từ từng chút một, đánh đều sau mỗi lần cho chất lỏng rồi mới cho tiếp. Cách thứ ba là nếu trong quá trình trộn mà bị ốc trâu thì cho thêm bột rồi đánh tiếp đến khi hỗn hợp mịn trở lại. Đây là lý do tại sao trong phương pháp creaming method bao giờ cũng cho từng quả trứng vào rồi đánh đều, và luôn trộn bột & sữa xen kẽ thành nhiều phần nhỏ, bắt đầu bằng bột và kết thúc cũng bằng bột.

3. Việc cân đo chính xác nguyên liệu rất quan trọng. Có những thứ cho quá nhiều sẽ gây ra “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” – như bột nở trong trường hợp của mình Như mình nói ở trên là vì không biết bột đã có sẵn bột nở rồi, nên mình cho thêm bột nở theo như công thức – hậu quả là bánh nở rất nhanh, tiếp theo từ sau khoảng 1/2 – 2/3 thời gian nướng thì bánh xẹp và rỗ mặt nghiêm trọng. Lúc lấy ra thì bánh èo uột như bánh đa nhúng nước ý. Túm lại là khi làm bánh nên tuân thủ công thức & đong đếm các thứ cẩn thận. Tối thiểu là nên có một cái cân có thể đong được theo gram, tốt hơn nữa là đầu tư thêm một bộ thìa đong tablespoon – teaspoon theo tiêu chuẩn, chứ đừng đong kiểu “thìa canh – thìa cafe” nhé.

4. Hiểu lò nướng của mình để điều chỉnh nhiệt độ cho đúng. Đôi khi mình nướng bánh vẫn bị sống do để nhiệt độ hơi thấp quá mức. Thường thì với butter cake và pound cake nhiệt độ nướng sẽ nằm trong khoảng 170-180 độ C. Không nên để quá cao vì sẽ dễ làm cho bánh bị nứt mặt & cháy phần ngoài. Thời gian nướng thì tùy kích cỡ khuôn. Cupcake sẽ mất khoảng 20-30 phút. Khuôn to thì thời gian nướng lâu hơn.

Quá trình chín của bánh về cơ bản là gồm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất bột sẽ nở dần và có một số bọt khí xuất hiện trên mặt. Giai đoạn thứ hai bánh tiếp tục nở và bắt đầu hình thành crust (hik, xin lỗi cả nhà vì chỗ này mình không biết dịch sang tiếng Việt là gì cho đúng). Giai đoạn thứ 3 bánh chuyển vàng. Và cuối cùng là bánh sẽ vàng nâu hẳn, hơi co lại, tách khỏi thành khuôn. Bánh chín sẽ có lớp trên mặt hơi giòn và phần bột ở đáy bánh khô. Xiên que tăm vào giữa bánh rút lên sẽ thấy sạch. Và nếu ấn thử đầu ngón tay lên mặt bánh thì sẽ thấy là bánh lún xuống nhưng phồng trở lại ngay, còn nếu tạo ra vết lõm thì nhiều khả năng là bánh chưa thật chín.

Trong quá trình nướng, sau độ 1/2 thời gian nướng đôi khi các bạn sẽ có thể thấy mặt bánh vàng quá mức do thanh nhiệt trên của lò quá nóng. Để mặt bánh không bị cháy thì các bạn có thể lấy một miếng giấy bạc, xát một lớp bơ mỏng lên giấy rồi đặt lên khuôn để che mặt bánh lại.

Và bắt đầu với Kem Tiramisu



ói thật là mới đầu xem mình nghĩ công thức này chắc có gì “mờ ám”, vì nó đơn giản quá, đơn giản đến mức không thể tin nổi. Nhưng sau khi đọc hơn 300 comment ở phía dưới (gần như chỉ toàn phản hồi là đã làm thành công và hết lời khen ngợi chất lượng kem) thì mình bắt đầu muốn thử…..

Và bắt đầu với Kem Tiramisu ….



..….. có lẽ là rất rất rất lâu rồi mình mới lại có cảm giác sung sướng đến thế khi thử sản phẩm từ một công thức mới. Lúc mà lấy kem ra khỏi ngăn đá và ăn thử ấy, chao ôi là sướng, kem chẳng có tí dăm đá nào, xốp, mềm và béo ngậy. Tóm lại làtrên cả tuyệt vời!!!!!!!!!!!

Ưu điểm của công thức này, có thể tóm tắt như sau:
Nguyên liệu đơn giản, dễ mua, chỉ gồm kem tươi và sữa đặc có đường, không trứng, không corn syrup, không bột…
Cách làm cực kì nhanh, mất khoảng 15 phút là cùng, cũng không phải đánh dăm đá. Ngày nào cũng có thể làm kem ăn
Rất rất linh hoạt, từ công thức cơ bản các bạn có thể thoải mái tạo ra mọi vị kem mình muốn. Cá nhân mình thấy việc “làm thí nghiệm” này cực vui. Và nếu nhà bạn có con nhỏ thì tại sao không cùng bé làm thử nhỉ?
Tốt cho sức khỏe và an toàn, hàm lượng béo thấp, lại có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên như các loại hoa quả..

Kem đậu xanh



Công thức cực kì đơn giản (mình có sửa lại tỉ lệ vì thấy như CT gốc thì ngọt quá), chỉ gồm 2 thành phần chính là kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream –xem thêm ghi chú ở dưới) và sữa đặc có đường (sweetened condensed milk). Cách làm gồm 2 bước chính là:


Dùng máy đánh trứng đánh kem tươi đến khi bông cứng. Không cần đường vì sữa đặc đủ ngọt rồi. Để kem bông nhanh thì trước khi đánh nên cho âu, que đánh và kem vào ngăn đá để khoảng 10-15 phút. Và lưu ý là chỉ đánh đến bông cứng, khi kem đặc, nhấc que lên thấy chóp, nghiêng hoặc dốc ngược tô thì kem không di chuyển là dừng lại nhé, đánh quá tay kem sẽ bị tách nước (hiện tượng: lổn nhổn, lợn cợn, ốc trâu).
Cho sữa đặc có đường vào âu kem tươi đánh bông và trộn nhẹ nhàng theo kiểu Fold (đảo và hất từ dưới lên, có thể xem thêm hướng dẫn tại đây), tránh quấy mạnh tay, dễ làm kem bị tách nước. Nếu là hỗn hợp chuẩn thì sẽ khá đặc, mượt và sánh mịn, từ mô tả đúng nhất có lẽ là “creamy”

Cho hỗn hợp vào âu (nên làm lạnh âu trước bằng cách để ngăn đá 4-6 tiếng trước khi làm kem). Đậy chặt, để ngăn đá tối thiểu 6-8 tiếng, hoặc lâu hơn đến khi kem đông cứng. Không cần lấy ra đánh dăm đá gì cả, kem sẽ tự chuyển thành hỗn hợp mịn dẻo giống kem ngoài hàng và chả có tí đá nào (nếu không tin thì cách khoảng 1-2 tiếng các bạn có thể lấy ra và ăn thử )

Từ công thức cơ bản này các bạn có thể tùy ý thêm các loại nguyên liệu khác để tạo ra vị theo ý muốn của mình. Các nguyên liệu cho thêm này được trộn với sữa đặc trước cho hòa quyện, rồi mới trộn tất cả với kem tươi đã đánh bông. Có một vài lưu ý là:
Để có chất lượng kem tốt nhất thì nên dùng kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream – hàm lượng béo từ 35-40%) Nếu không thể mua được heavy cream, chỉ có whipping cream (kem tươi có hàm lượng béo khoảng 30%) thì với mỗi 150gram kem tươi trong công thức, nên dùng thêm 15-20 gram bơ nhạt. Bơ này sẽ được làm tan chảy (ví dụ, dùng lò vi sóng hoặc chưng cách thủy), để nguội bớt rồi trộn với sữa đặc và các nguyên liệu khác rồi trộn với kem tươi đánh bông.
KHÔNG dùng light cream (kem tươi có hàm lượng béo thấp, từ 10-15%). Ngoài ra, có thể thay thế bằng topping cream hay không thì mình không rõ vì mình chưa bao giờ dùng topping cream.
Với các nguyên liệu trộn thêm, một số loại nguyên liệu chứa nhiều nước như hoa quả xay hay nước hoa quả, nếu cho quá nhiều sẽ có thể tạo đá trong kem hoặc làm kem cứng (do chứa nhiều nước). Cho nên khi dùng các loại nguyên liệu này cần phải có sự cân đối trong tỉ lệ giữa các loại nguyên liệu, hoặc dùng thêm 1 vài loại nguyên liệu phụ trợ khác để giúp kem đông nhanh hơn và không bị dăm đá (cụ thể là nguyên liệu gì thì tạm thời mình vẫn đang thử, bao giờ thử xong và đảm bảo có kết quả tốt thì sẽ giới thiệu sau nhé).

Viết ghi chú ý cho cẩn thận vậy thôi chứ nếu dùng đúng heavy cream thì kem nhìn chung là làm đơn giản lắm. Sữa đặc thì mình nghĩ là không vấn đề gì, ở bên này mình dùng sữa đặc của Nestle, nhưng mình nghĩ giữa các nhãn hiệu khác nhau chắc cũng không có nhiều khác biệt lắm.

Mình đã thử công thức này với kem Tiramisu, đậu xanh dừa và trà xanh, tất cả đều rất ổn, nhưng mà một mình mình thì không thể thử hết các vị được, và mình cũng muốn biết kết quả khi các bạn thử công thức như thế nào nữa. Cho nên các bạn thử với những vị mới gì thì có thể chia sẻ thành quả được không?

Bài dài rồi nên mình viết trước công thức kem Tiramisu nhé, kem đậu xanh và trà xanh mình sẽ tách riêng và viết ở một post sau.

Nguyên liệu (3-4 viên kem cỡ vừa)
150gram kem tươi có hàm lượng béo cao (heavy cream)
100gram sữa đặc có đường (sweetened condensed milk)
10gram sữa tươi không đường
4gram bột cà phê tan
1gram bột cacao
2thìa cafe rượu Rum (hoặc thay bằng 1 loại Cognaq tùy thích, Kahlua, Baileys… đều được nhé)

Ghi chú:
Nếu thay heavy cream bằng whipping cream thì thêm 15gram bơ đun chảy.
Cà phê và cacao có thể dùng nhiều hơn nếu thích đậm vị hơn. Nếu dùng cà phê phin thì bỏ qua sữa tươi và dùng khoảng 2-3 thìa nước cà phê.

Cách làm

1. Để hộp đựng kem vào ngăn đá trước khi làm kem từ 4-6 tiếng.

2. Cho âu đánh & que đánh kem và kem tươi vào ngăn đá để khoảng 10 phút. Trong lúc đợi âu và que làm lạnh thì đun nóng sữa tươi, cho cà phê & cacao vào sữa, quậy đều cho tan. Để nguội. * Nếu dùng thêm bơ thì đun chảy bơ và để nguội.



3. Đánh kem tươi đến bông cứng (hình 4).

4. Trộn đều hỗn hợp cà phê cacao với sữa đặc & rượu (và bơ nếu có), quấy cho mịn mượt (hình 5-6). Nhẹ nhàng đổ vào âu kem tươi, trộn (theo kiểu Fold) đến khi hòa quyện (hình 7-8). Hỗn hợp sẽ khá đặc, mịn và mượt như trong hình 9.



5. Cho kem vào hộp, để ngăn đá tối thiểu 6 tiếng hoặc đến khi kem đông cứng lại. Bảo quản trong tủ đá. Khi măm thì có thể rắc thêm bột cacao và chocolate bào vụn lên mặt kem. Nếu để lâu kem bị cứng, khó múc thì các bạn nhúng que múc kem qua nước nóng, sẽ dễ múc hơn.

Dịch vụ SEO