Rượu cuốc lủi là "hàng hót" ở châu Á

Theo chuyên trang du lịch CNNgo, danh sách các món đồ uống chứa cồn nổi danh ở châu Á có rượu trắng Trung Hoa, whiskey Thái và rượu cuốc lủi Việt Nam.

Nhấp một ly đồ uống có cồn tại một vùng đất lạ là một trong những cách nhanh nhất để tiếp cận với văn hóa bản xứ.

Chuyên trang du lịch CNNgo giới thiệu 8 món đồ uống có cồn mà du khách tới các quốc gia châu Á khó thể bỏ qua, trong đó rượu cuốc lủi của Việt Nam xếp vị trí thứ 8.

Dưới đây là danh sách 8 loại đồ uống quốc hồn quốc túy nổi bật tại châu Á:

fdgdj
Trung Quốc: Rượu Baijiu
Cổ nhân Trung Hoa có câu "phải nếm đủ rượu trắng 300 lần thì mới yêu được nó". Baijiu, hay rượu trắng thường có mùi hoa quả và được uống bằng những hớp nhỏ. Các chuyên gia rượu cho hay mùi vị của các loại rượu trắng Trung Quốc thay đổi theo nhãn chai, mỗi hãng rượu có mùi vị đặc trưng khác nhau.

Khách du lịch có thể mua một chai rượu trắng ở bất kì đại lý hoặc cửa hàng tạp hóa nào bên đường phố. Tuy nhiên, một chai rượu trắng đảm bảo chất lượng nhất khi nó xuất hiện trên bàn ăn của các nhà hàng. Ở đây, người ta không lạ gì cảnh rượu được rót ra, người uống cầm ly lên, hô to "Gan Bei!(Cạn ly) và "Cạch!", họ chạm cốc rồi uống.

Cảnh này diễn ra quay vòng liên tục trên bàn tiệc, người uống không quen dễ cảm thấy mặt mũi nóng phừng phừng, bụng nóng và choáng cho tới tận sáng hôm sau. 

Ấn Độ: Rượu Feni

Feni là tên loại rượu nổi tiếng nhất bang Goa, bang có diện tích nhỏ nhất Ấn Độ. Rượu Feni có hai loại: Feni hạt điều và Feni dừa, cả hai loại này đều khá nhẹ, mượt và hơi cay.

Loại rượu này uống ngon nhất với một lát chanh hoặc một vài hạt muối.

Nhật Bản: Shochu

Shochu là rượu chưng cất từ gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Các loại shochu truyền thống chỉ được chưng cất 1 lần, thường có độ cồn dưới 36%. Những loại shochu được chưng cất nhiều lần thường tinh khiết hơn nhưng mùi thơm của nguyên liệu không còn giữ được. 

Ngoại trừ shochu nấu từ khoai lang là loại có mùi thơm nổi rõ và vị chát nhất, các loại shochu còn lại khá nhẹ, đậm vị trái cây hoặc mùi hoa, cỏ. Loại rượu này có thể uống lạnh, hâm nóng hoặc uống với đá đều được.

Hàn Quốc: Soju

Tục ngữ Hàn Quốc có câu "Anh không hiểu rõ được ai đấy nếu anh không nhậu say với người ta". Rất nhiều tình bằng hữu ở Hàn Quốc được xác lập từ chai rượu soju.

Người Hàn nấu soju từ gạo; Nhưng vào giữa thế kỉ 20, nguồn cung rượu bị thiếu trầm trọng khiến người ta phải dùng cả khoai lang và sắn để nấu cho đủ rượu. Ngày nay các hãng rượu nhỏ vẫn còn dùng hai loại nguyên liệu này để chưng cất soju. Vị rượu khá gắt, hơi giống mùi ethanol công nghiệp.

Nếu bạn ở Hàn Quốc, nên tuân thủ quy tắc rót rượu ở nước này: Phải giữ ly rượu bằng hai tay và đưa lên uống cạn ly. Nếu rót rượu cho bạn rượu, cũng nên dùng cả hai tay để rót. Người Hàn thường hô lớn "konbae" trước khi uống cạn ly rượu. Jinro là một trong những thương hiệu rượu soju nổi tiếng nhất Hàn Quốc.

Mông Cổ: Rượu Naijiu

Rượu Naijiu có mùi hơi hôi, được chiết xuất từ sữa bò Tây Tạng, bò Yak.

Dù bạn có thấy mùi của loại rượu này kinh khủng đến đâu, cũng nên thử một lần - vì nếu đến Mông Cổ, bạn không thể không thử thứ đồ uống này. Khách du lịch có thể dễ tìm mua loại rượu này trong các cửa hàng lưu niệm bán đủ thứ kì dị. Luôn giữ rượu naijiu trong túi có thể giúp bạn ấm người trong những đêm trên đồng hoang ở Mông Cổ.
Philippines: Rượu Lambanog

Lambanog thường có tên là "vodka Philippines" mặc dù loại rượu này được chưng cất từ nhựa dừa. Cả mùi và vị của loại rượu này khá giống với vodka Nga. Có rất nhiều loại lambanog với đủ mùi vị và màu khác nhau như lambanog mùi xoài, cam, dâu và cà phê.

Trước khi uống Lambanog, người nông dân nước này thường đổ một chút rượu lên nền đất với ý nghĩa "para sa Demonyo" (tương đương "cho loài quỷ dữ"). Sau đó, người ta truyền tay nhau một ly rượu và nhấp một hơi rượu.

Thái Lan: Rượu Sangsom

Hầu như mọi cửa hàng hoặc các quán bar ở Thái Lan đều bán rượu sangsom, thứ rượu có màu mật ong và vị hơi giống rum bởi người ta chưng cất sangsom từ cây mía đường. Vậy nên cho dù loại rượu này quen được gọi là whiskey Thái, nhưng thực chất nó là một loại rum.

Hầu hết người Thái uống sangsom với nước soda và đá, riêng các du khách Tây balô thích đổ khoảng hơn 1 lít sangsom vào một cốc lớn, phần trên phủ đá cục và nước tăng lực Rell Bull, sau đó cắm những ống hút bảy sắc cầu vồng vào cốc lớn đó để thưởng thức rượu.

Việt Nam: Rượu cuốc lủi

Một chai rượu cuốc lủi đựng trong chai thủy tinh và nắp lá chuối truyền thống.

Loại đồ uống có cồn này nấu từ gạo trắng, thường được người Việt gọi là rượu đế hoặc rượu cuốc lủi. Từ rượu cuốc lủi, người Việt còn ngâm các loại rắn hoặc bọ cạp vào rượu này để làm rượu thuốc. Rượu thuốc thường có vị lạ, chống rụng tóc, chữa bệnh và cường dương.
Nguồn CNNgo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ SEO