Thức uống mùa hè cho 12 cung hoàng đạo

 

 

Bạch Dương (21/3 - 19/4):

 

Một ly nước bưởi vắt loại cao có nhiều đá và một ít hương bạc hà sẽ làm cho Bạch Dương cảm thấy vô cùng sảng khoái và dễ chịu. Nếu bạn muốn uống cocktail, chỉ cần pha thêm một tí vodka. Nếu bạn đang tìm một thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ, nước dưa hấu ép sẽ đáp ứng được đầy đủ những điều bạn đang mong đợi.

 

 

Kim Ngưu (20/4- 20/5):

 

Vì Kim Ngưu khá ưa thích sự kết hợp của vị chua và ngọt nên sẽ không có loại nước ép nào hợp hơn với bạn ngoài nước ép dâu tây. Để làm mới món uống này, bạn có thể nghiền dâu tây cùng chuối, sau đó xay cùng với đá để có một ly nước giải khát không chê được vào đâu nhé.

 

 

Song Tử (21/5 - 21/6):

 

Song Tử ưa mạo hiểm yêu thích những loại nước uống lạ và thú vị, đặc biệt là nước ép quả lựu cộng thêm với một ít rượu vodka. Song Tử ngoài ra cũng là một fan lớn của hương vani, do đó, chỉ cần một chút hương vani, bạc hà và đinh hương pha với nhau cũng có thể giúp bạn cảm thấy dịu mát và sảng khoái trong những ngày hè oi bức.

 

 

Cự Giải (22/6 - 22/7):

 

Nước ép nho không khi nào trở nên mất sức hút đối với Cự Giải. Hãy thử nghiệm một chút mới lạ khi thêm vào món uống ưa thích của bạn một chút rượu Sangria (rượu vang nho) cộng thêm thật nhiều lát chanh. Cự giải ngoài ra cũng không thể rời mắt khỏi dừa, đặc biệt là nước dừa lạnh.

 

 

Sư Tử (23/7 - 22/8):

 

Sư Tử rất thích hương vị ngọt ngào có pha một chút “nắng” của dứa. Bạn có thể biến đổi nó một chút bằng cách thêm vào rượu vodka hoặc rượu rum để biến thức uống trở thành một ly cocktail ngon lành. Sư Tử ngoài ra cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của cam và quýt. Chỉ cần một li nước cam có thật nhiều đá xay cũng đã có thể làm cho mùa hè của Sư Tử đầy tươi mát rồi.

 

 

Xử Nữ (23/8 - 22/9):

 

Nếu muốn lấy lòng Xử Nữ, hãy phục vụ họ nước mơ ép có pha một chút trà làm tăng hương vị, đừng quên trang trí thêm một nhúm quế để đẹp mắt và tăng sức hấp dẫn. Xử Nữ ngoài ra cũng là fan ruột của món cocktail rau quả, gồm chủ yếu ba loại rau: bông cải, cà chua và cẩn tây. Đừng bao giờ dại dột thêm vào các loại gia vị mạnh vì điều này sẽ khiến cho bao tử họ khó chịu.

 

 

Thiên Bình (23/9 - 22/10):

 

Thiên Bình thích tất cả những loại nước uống làm từ dâu tây, quả anh đào và quả việt quất. Bạn có thể thêm hương vị và một chút sexy bằng một rượu vodka hoặc gin. Những trái đào cũng là món uống ưa thích của các Thiên Bình. Chỉ đơn giản vài trái đào cộng thật nhiều đá cũng giúp tâm hồn của bạn thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

 

 

Thần Nông (23/10 - 21/11):

 

Nước ép cà rốt là thức uống ưa thích và vô cùng lành mạnh của Thần Nông. Nếu không ngại thử nghiệm, hãy bỏ thêm một ít tiêu đen, một chút cà ri và thì là nhé. Ngoài ra, bia hoặc nước ép dưa hấu cũng khá phù hợp với bạn.

 

 

Nhân Mã (22/11 - 21/12):

 

Nhân Mã thích những loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là xoài. Để hấp dẫn hơn, hãy pha chế xoài và sâm panh lại với nhau nhé, bạn sẽ ngạc nhiên đấy! Trà bạc hà cũng vô cùng hấp dẫn với Nhân Mã, nhất là khi nó được cộng thêm vani và quả việt quất.

 

 

Ma Kết (22/12 - 19/1):

 

Thức uống lí tưởng tốt cho sức khoẻ mà Ma Kết yêu thích là hỗn hợp củ cải, bắp cải với một chút bột tỏi và tiêu xay, có thêm một lát chanh để trang trí. Ngoài ra, nước ép dưa hấu cũng có thể khiến bạn vui lòng, đặc biệt khi nó thật lạnh và có đi kèm vani.

 

 

Bảo Bình (20/1 - 18/2):

 

Bạn rất thích bí ngô, đặc biệt khi nó được kết hợp với sữa tách kem, đậu khấu và quế. Bảo Bình ngoài ra cũng không thể rời mắt khỏi các loại dưa. Hãy làm mới nó bằng cách thêm một chút bột bạc hà và tận hưởng vị mát lạnh trong một chiếc ly dài, sáng lấp lánh và thật đẹp.

 

 

Song Ngư (19/02 - 20/03):

 

Song Ngư thích xoài và các loại trái cây nhiệt đới. Tại sao không thử làm một sự kết hợp thú vị với đu đủ, dưa hấu, xoài, sữa chua và kem nhỉ? Bạn sẽ ngay lập tức trở thành fan của món uống này ngay thôi. Song Ngư cũng khá hợp với những loại nước uống làm từ atiso, loại rau tượng trưng cho cá.

Rượu Sake

Vào thuở sơ khai, để nấu rượu Sake, người dân Nhật nhai gạo, kê rồi… nhổ vào nồi nấu.

Sake là tên của loại rượu gạo truyền thống của Nhật Bản. Ngày nay, du khách đến Nhật có thể thấy vô vàn chủng loại Sake khác nhau được bày bán la liệt tại các cửa hàng ở Nhật Bản nhưng có lẽ ít ai biết rằng loại rượu này lại có tuổi đời lên tới 2.000 năm trước.




Người Nhật Bản nấu Sake lần đầu tiên vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên. Ban đầu, người ta xay gạo rồi nấu chín nó trong nước sạch. Công đoạn tiếp theo là ngâm gạo. Kỹ thuật xay xát gạo thuở sơ khai khá độc đáo: Mỗi người trong làng đều phải nhai gạo, kê để nghiền nhỏ nó theo phương pháp thủ công rồi nhổ vào nồi nấu rượu. Quá trình này cũng tạo ra một loại enzyme cần thiết cho quá trình ủ men rượu.


Địa phương nổi tiếng nhất về nấu rượu Sake ở Nhật Bản là cả một vùng rộng lớn mang tên Nada, gần thành phố Kobe ngày nay. Rượu Sake lúc đầu là thức uống của những quý tộc, và còn được mệnh danh là “thức uống của thần thánh”. Nó được sử dụng trong những lễ hội Shinto truyền thống, dâng lên bàn thờ thần thánh. Một số nghi lễ cần đến rượu Sake vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay.




Năm 1300 là năm chứng kiến sự bùng nổ của rượu Sake, trở thành “quốc hồn, quốc túy” của xứ sở Phù Tang. Đến thế kỷ 20, một số kỹ thuật nấu rượu mới đã được áp dụng và đặc biệt đến Thế chiến thứ 2, người ta đã bắt đầu thêm cồn nguyên chất vào rượu sake.


Kỹ thuật nấu rượu Sake có thể thay đổi nhưng vai trò của nó trong văn hóa Nhật Bản chưa bao giờ thay đổi. Sake luôn có chỗ đứng trong những bữa tiệc, những nghi lễ quan trọng của đất nước hoa anh đào: từ cưới xin cho tới lễ tết…


Sake có thể uống khi nguội, hoặc ấm nóng, tùy theo mùa. Theo truyền thống, nó được chất trong các bình, chai bằng gốm. Chén uống Sake cũng có nhiều loại, thường rất trang trọng. Sakazuki là chén nhỏ và nông, thường được sử dụng phổ biến nhất. Trang trọng hơn nữa là Masu, có hình dạng như chiếc hộp hình vuông.

Rượu dừa

Rượu dừa là một đặc sản lạ của Bến Tre. Không giống như các loại rượu khác, rượu dừa uống không say mà chỉ khiến người uống ngất ngây và phảng phất giữ lại một dư vị rất đặc biệt.

Cây dừa đã gắn với mảnh đất Bến Tre từ bao đời nay, nhưng rượu dừa là một đặc sản mới được phát hiện trong vài năm trở lại đây. Câu chuyện bắt đầu từ một người dân tâm huyết với cây dừa quê hương. Ông chủ của thương hiệu rượu dừa Bến Tre đã bỏ công nghiên cứu để sản xuất ra loại rượu này.

Quy trình sản xuất ra kẹo dừa cũng lắm công phu. Trái dừa được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái. Hình dáng bên ngoài của quả cũng quan trọng. Thông thường, những quả có đường kính quả từ 16 đến 18 cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg (sau khi đã lột sạch vỏ) mới được chọn. Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được. Rượu có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng.

Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ.

 

Rượu dừa ngày nay đã trở thành một sản phẩm thương mại. Những “vò” rượu mang hình trái dừa ngộ nghĩnh, đựng trong túi lưới nhỏ đã trở thành những món quà tao nhã, đậm tình quê dừa được giới thiệu trên khắp mọi miền. Cùng với đó, rượu dừa đang góp phần quảng bá cho đặc sản Bến Tre mà còn góp thêm vào kho tàng vốn phong phú của các loại rượu ở Việt Nam.

Hầm rượu trên đỉnh Bà Nà

Một điều đặc biệt khi du khách tới hầm rượu là có thể gửi cất rượu tại đây nhằm có dịp thết đãi bạn bè và người thân khi có dịp đến tham quan Bà Nà.

 

Khu vực cửa hầm rượu Debay và bar Debay bên cạnh.

 

 Hầm rượu Debay nằm trong lòng núi trên đỉnh Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) là công trình hết sức độc đáo. Thông thường các hầm rượu chỉ có ở châu Âu, thường được đào sâu xuống lòng đất. Còn hầm rượu Debay lại được người Pháp đào xuyên vào lòng núi Bà Nà từ năm 1923.

 

Từ năm 1919 - 1938, cùng với việc xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng... để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của các quan chức, sĩ quan quân đội, thương gia người Pháp và những người Việt giàu có; năm 1923, người Pháp đã cho xây dựng hầm rượu trên đỉnh Bà Nà để làm nơi cất giữ các loại rượu, đặc biệt là rượu vang- một sản phẩm được xem là niềm tự hào của người Pháp.

 


Hầm rượu có tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 80m (nay được xây dựng thêm khoảng 20m, thông qua bar Deday bên cạnh), chiều cao 2,5m, rộng khoảng 2m, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, bar rượu, lò sưởi, sảnh. Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng.

 

Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp. Hơn nữa, hình vòm còn giúp tạo nên sự vững chắc cho hầm rượu, nên gần một thế kỷ qua, hàng trăm ngôi biệt thự lộng lẫy nguy nga một thời nay chỉ còn những phế tích nhưng hầm rượu vẫn trường tồn với thời gian, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của bom đạn trong chiến tranh. Hầm rượu Debay là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà.

 

Cùng với những gì thiên nhiên ban tặng cho Bà Nà. Hầm rượu Debay nằm sâu trong lòng núi, nên nhiệt độ trong hầm rượu thường khoảng 16 độ đến 20 độ C, là nhiệt độ lý tưởng cho việc cất giữ các loại rượu vang.

 

Một điều đặc biệt khi du khách tới hầm rượu là có thể gửi cất rượu tại đây nhằm có dịp thết đãi bạn bè và người thân khi có dịp đến tham quan Bà Nà.

 

 

Cửa vào hầm rượu Debay.
 
Quầy bar Debay ở tầng lầu (sát bên hầm rượu Debay) và bar Debay ở tầng lầu nhìn từ sảnh vào.
 
Các hướng dẫn viên giới thiệu với du khách về lịch sử hình thành
hầm rượu Debay.
 
Khu vực bar rượu trong hầm rượu Debay, nơi mà ngày xưa những ông chủ biệt thự, hay ông chủ khách sạn tại Bà Nà thưởng thức rượu và thết đãi khách quý.
 
Nhiệt độ trong hầm rượu Debay thường khoảng 16 độ đến 20 độ C, là nhiệt độ lý tưởng cho việc cất giữ các loại rượu vang.
 
Trong hầm rượu Debay có 14 hốc, gồm 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Thời Pháp thuộc, mỗi hốc rượu này đều có chủ nhân của nó đăng ký gửi rượu cất giữ trong hầm. Họ là những chủ nhân của những ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà.
 
 
Ngoài rượu vang Pháp được đựng trong chai hay trong thùng đựng rượu bằng gỗ sồi. Trong hầm rượu còn có những hũ rượu Việt Nam ngâm các loại thảo dược, hay các con vật để tẩm bổ.
 
Hầm rượu Debay được xây dựng xuyên vào lòng núi và bên trong hầm rượu được xây dựng theo hình vòm cung, giúp tạo nên sự vững chắc cho hầm rượu. Đó là lý do vì sao gần một thế kỷ qua, hàng trăm ngôi biệt thự lộng lẫy nguy nga một thời nay chỉ còn những phế tích nhưng hầm rượu vẫn trường tồn với thời gian, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của bom đạn trong chiến tranh, là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà.
 

Trong những hốc rượu này, có hốc rượu của Luật sư Beisson- người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ đầu tiên vào tháng 5/1919. Cùng với đó là hốc rượu của ông chủ của tập đoàn Morin Frères- người đầu tiên xây dựng khách sạn Morin tại Bà Nà…

Bia cao cấp làm từ… vàng ròng


Một nhà máy bia ở Ostava, cộng hòa Séc đã sản xuất loại bia cao cấp có chứa vàng ròng. Vàng là kim loại trơ vì vậy cho vàng vào không làm thay đổi hương vị của bia mà còn đem lại màu sắc ấn tượng và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh vàng có thể giúp cơ thể hoạt bát, cường tráng, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ.

  Mỗi chai bia Re có chứa 0,018 gram vàng ròng Ông Marek Pieton, người giám sát việc ủ bia tại nhà máy cho biết loại bia “vàng” cao cấp này được đóng trong chai champagne, mỗi chai bia có chứa 0,018 gram vàng ròng. Loại bia này phải mất 18 tháng để lên men và được đặt tên là Re, tên vị thần Mặt trời của Hy Lạp. Bia Re không được sản xuất đại trà để bày bán trong cửa hàng. Nó chỉ dành cho hoàng gia và chỉ được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi chai bia phải trải qua quá trình kiểm tra rất nghiêm ngặt trước khi được phân phối. Nhà máy ở Ostava chỉ sản xuất 500 chai bia Re mỗi năm.

Kinh tế Nhật Bản trông chờ vào rượu sake


Vốn nổi tiếng nhờ ôtô và đồ công nghệ cao, nhưng gần đây, Nhật Bản lại muốn biến sake thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực để hỗ trợ phát triển kinh tế. Tokyo đang muốn biến món rượu gạo truyền thống (sake) thành một phần trong chiến lược phát triển quốc gia. Nước này hy vọng việc nhắm đến thị trường nước ngoài sẽ làm tăng tốc ngành du lịch và đầu tư, từ đó hỗ trợ được các vùng nông thôn khó khăn. Đây là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Motohisa Furukawa sau khi ông nhận thấy rượu sake rất nổi tiếng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos. Việc này đã thôi thúc ông thành lập dự án “Thưởng thức rượu truyền thống”, với 6 thành viên ban cố vấn. Buổi họp đầu tiên của ban này đã diễn ra vào cuối tháng 5 với nội dung phải quảng bá tên tuổi rượu sake cũng như shochu trên toàn thế giới và tăng cường xuất khẩu.

  Kinh tế Nhật Bản trông chờ vào rượu sake Với lịch sử hơn 2.000 năm, sake đã trở thành một phần biểu tượng của Nhật Bản, cũng như sumo và sushi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại rượu này đã bị lu mờ tại chính quê nhà bởi các thức uống hiện đại như bia, vodka hay cocktail. Vì vậy, các hãng sake ở đây đang lên kế hoạch xuất khẩu rượu ra nước ngoài. Họ hy vọng người dân Nhật Bản sẽ nhìn thấy sự nổi tiếng của sake tại các nước như Anh hay Mỹ, từ đó quay trở lại với thức uống truyền thống.Rất nhiều chuyên gia sake đã đồng ý với ý tưởng này. Philip Harper – một chuyên gia về sake tại Anh cho biết: “Sản phẩm thật sự có giá trị đối với các nước là những thứ chỉ riêng họ mới có. Và ở Nhật, đó chính là sake. Tôi cho rằng xuất khẩu sake là một chiến lược rất có ý nghĩa đối với Nhật Bản”. Bản thân Harper đã là bằng chứng sống cho sự nổi tiếng của sake trên thế giới. Thậm chí ông đã từng làm rượu sake gửi cho Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4. Tuy nhiên, sake vẫn còn cả một chặng đường dài phải đi nếu muốn thoát được cái bóng quá lớn của vang Pháp hay whisky Thụy Sĩ. Ngoài ra, các nhà sản xuất nước này quá nhỏ để có thể tự quảng bá sản phẩm. Vì vậy, theo Harper, sự tham gia của chính phủ là cần thiết. Theo thống kê của Bộ Tài chính nước này, xuất khẩu sake đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua và chạm mốc 14 triệu lít năm ngoái với doanh thu 110 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với mức tiêu thụ trên 600 lít trong nước. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Rất nhiều người nước ngoài vẫn nghĩ rằng sake phải uống nóng, dù các hãng rượu đều cho biết có thể uống lạnh hoặc hơi âm ấm thùy thuộc vào thức ăn đi kèm. Anh Kosuke Kuji, giám đốc hãng rượu sake “Nambu Bijin” đã xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia cho biết: “Nhân viên phục vụ rượu đã được cho phép có mặt tại nhiều nhà hàng nước ngoài. Tôi thấy chính phủ cần phải thành lập một hiệp hội đào tạo những người làm nghề này để giải thích cho người uống một cách chính xác”. Tổ chức này có thể lập website với nhiều thứ tiếng, sau đó đưa các nhân viên địa phương đã qua đào tạo vào các nhà hàng để cung cấp rõ thông tin cho người tiêu dùng. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với ý tưởng xuất khẩu sake này. John Gauntner, một chuyên gia sake đã viết 5 cuốn sách về loại rượu này cho rằng Nhật Bản nên tập trung vào người tiêu dùng trong nước. Thị trường xuất khẩu cho sake quá nhỏ và khó thu được lợi nhuận cao dù họ có mở rộng quy mô lên gấp đôi hay gấp ba đi nữa. Gauntner nhấn mạnh: “Vấn đề của sake là hình ảnh. Chẳng ai nghĩ nó là thời trang, là xu hướng hay sexy cả. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là định vị hình ảnh của sake trong mắt mọi người”. Một thách thức nữa là những lo ngại liệu sake có bị nhiễm phóng xạ sau thảm họa động đất năm ngoái hay không. Sake, shochu và whisky Nhật sản xuất tại nhiều hãng rượu phía Bắc Nhật Bản đã bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu từ tháng 4. Tuy nhiên, một cuộc thi nấu sake quốc tế của Hiệp hội Thách thức Rượu toàn cầu vẫn được tổ chức tại Tokyo vào tháng 5 này. Anh Sam Harrop, thành viên ban tổ chức cho biết: “Cả thế giới đang sống trong nhịp độ rất nhanh và người ta thậm chí chẳng còn nhớ đến vấn đề này nữa đâu”.

Bia cao cấp làm từ… vàng ròng

 

Một nhà máy bia ở Ostava, cộng hòa Séc đã sản xuất loại bia cao cấp có chứa vàng ròng. Vàng là kim loại trơ vì vậy cho vàng vào không làm thay đổi hương vị của bia mà còn đem lại màu sắc ấn tượng và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh vàng có thể giúp cơ thể hoạt bát, cường tráng, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ.   Mỗi chai bia Re có chứa 0,018 gram vàng ròng Ông Marek Pieton, người giám sát việc ủ bia tại nhà máy cho biết loại bia “vàng” cao cấp này được đóng trong chai champagne, mỗi chai bia có chứa 0,018 gram vàng ròng. Loại bia này phải mất 18 tháng để lên men và được đặt tên là Re, tên vị thần Mặt trời của Hy Lạp. Bia Re không được sản xuất đại trà để bày bán trong cửa hàng. Nó chỉ dành cho hoàng gia và chỉ được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi chai bia phải trải qua quá trình kiểm tra rất nghiêm ngặt trước khi được phân phối. Nhà máy ở Ostava chỉ sản xuất 500 chai bia Re mỗi năm.

Dịch vụ SEO