(HCM) Tổng hợp 10 quán cafe đẹp ở quận trung tâm Sài Gòn

Nếu bạn là một tín đồ yêu thích hoặc hay lân la đến những quán cafe đẹp ở Sài Gòn, bạn nên tham khảo bài viết Top 10 quán cafe đẹp ở Sài Gòn được đề cập dưới đây và note lại để tìm được cho mình một quán cafe đẹp ưng ý cho một bữa hẹn hò lãng mạn nhé.

1. Pergola - Nhà hàng - quán cafe đẹp ở quận Phú Nhuận

Với tông tím chủ đạo, Pergola vẽ lên một không gian cafe - nhà hàng sân vườn sang trọng và kiều diễm, đẹp hơn hẳn những quán cafe khác trong nội thành Sài Gòn. Quanh quán chỗ ngồi nào cũng có cây xanh, gần đó lại có thêm hồ nước nên lúc nào vào quán cũng cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn so với không gian bên ngoài. Vào những buổi tối, quán lung linh với những sắc màu lãng mạn từ đủ mọi loại đèn mờ mờ ảo ảo, ánh nến lung linh tuyệt vời và lãng mạn vô cùng.
Quán yên tĩnh, đồ ăn và món uống ngon, phục vụ cũng khá tốt. Không gian quán rộng và đẹp là lợi thế cho những buổi hẹn hò bạn bè, người yêu hay tụ họp gia đình, tiệc công ty, tiệc nhóm, tiệc lớp, ... hay những buổi gặp gỡ đối tác, khách hàng.

Hình ảnh quán cafe Pergola ở Phú Nhuận
cafe-dep-o-sai-gon-pergola-cafe-54
quan-cafe-dep-o-sai-gon-oz-pergola-cafe-45
quan-cafe-dep-o-sai-gon-pergola-coffee-55
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-pergola-114
 
 
Xem địa chỉ tại đây:
 

2. MiA Garden Coffee - Quán cafe đẹp ở quận 2

Quận 2 là nơi tập trung nhiều quán cafe vừa rộng vừa đẹp. Một trong số đó có thể kể đến MiA Garden Coffee nổi tiếng về không gian trang trí tuyệt đẹp. Quán này nằm nghe mặt tiền đường tuy nhiên lại không ồn ào mà lại rất yên tĩnh, thích hợp cho một buổi hẹn hò chiều mát mẻ. Đến quán buổi sáng bạn sẽ thấy được giàn hoa lãng mạn được trang trí trong quán, có thể làm background để chụp hình cực kỳ đẹp luôn.
MiA Garden Coffee không chỉ bán các món thức uống ngon mà còn bán những loại bánh có chất lượng khá tốt.
Demo vài hình ảnh ở MiA Garden Coffee của các Foodee review lại nè
cafe-dep-o-sai-gon-mia-garden-coffee
quan-cafe-dep-o-sai-gon-oz-mia-garden
quan-cafe-dep-o-sai-gon-mia-garden-454
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-mia-garden-45
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-mia-garden-989
 
 
Xem địa chỉ tại đây:
 

3. Oz Coffee House 2 - Quán cafe đẹp tại quận 3

Oz Coffee House 2 là một trong những quán cafe đẹp ở Sài Gòn được nhiều người biết đến. Buổi tối, quán đẹp tựa một nàng công chúa với những đốm sáng lấp lánh từ những ánh đèn leo trên những hàng cây hắt hiu ánh vàng xuống khoảng không gian dành cho khách ngồi. Nếu bạn đắn đo và suy nghĩ không biết dẫn "gấu" đến quán nào vừa đẹp mà lại vừa thoáng thì chắc chắn nên cân nhắc Oz Coffee House 2.
Hình ảnh đẹp lung linh của quán cafe Oz Coffee House 2

cafe-dep-o-sai-gon-loi-vao-oz-coffee
quan-cafe-dep-o-sai-gon-oz-coffee-house
quan-cafe-dep-o-sai-gon-oz-coffee-house-123
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-khong-gian-oz-cafe
 
 
Xem địa chỉ tại đây:
 

4. Metro 9 Cafe - Quán cafe đẹp ở quận 4

Metro 9 Cafe là một trong những quán cafe đẹp ở Sài Gòn tọa lạc ở quận 4, được giới trẻ yêu thích và thường xuyên lui tới để tụ tập nói chuyện hoặc học nhóm mỗi ngày.
Điểm mạnh của Metro 9 Cafe là không gian rộng 3 tầng lầu, cách bố trí bày biện bàn ghế rất khoa học khiến thực khách cảm thấy rộng rãi và nhiều khu vực. Quán thường là nơi để những học sinh, sinh viên học bài vì là quán tự phục vụ và nhân viên không cảm thấy khó chịu khi khách hàng ngồi lâu.
quan-cafe-dep-o-sai-gon-metro-9
quan-cafe-dep-o-sai-gon-metro-9-45
quan-cafe-view-dep-o-sai-gon-metro-9-45
 
Xem địa chỉ tại đây:

5. Xúc Xắc Xoay Cafe - Quán cafe đẹp ở quận 5

Xúc Xắc Xoay là quán cafe đẹp ở Sài Gòn nổi tiếng và được nhiều người đến để tham quan cũng như hẹn hò. Quán có điểm mạnh là có nhiều view đẹp, thực khách đến quán có thể tự do lựa chọn chỗ ngồi cho mình, thậm chí có cả ghế lười để khách nghỉ ngơi. Nhiều người đánh giá quán có không gian thân thuộc như ở nhà vì tại đây thực khách có thể thoải mái ngồi, nằm, ăn, uống, ... Thậm chí ở cả ngày cũng không có ai khó chịu.
Quán nằm trong hẻm nên hơi khó tìm, buổi tối quán khá tối nên phù hợp nếu bạn đi couple hơn là đến để tự học.
quan-cafe-dep-o-sai-gon-xuc-xac-xoay-loi-vao
quan-cafe-dep-o-sai-gon-xuc-xac-xoay-45
quan-cafe-view-dep-o-sai-gon-xuc-xac-xoay-134
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-xuc-xac-xoay-44
 
Xem địa chỉ tại đây:

6. Cafe 7 Kỳ Quan - Quán cafe đẹp ở quận 6

7 Kỳ Quan là quán cafe đẹp ở Sài Gòn "có một không hai" bởi vì nó có không gian rất rộng lớn tái hiện hình ảnh nhiều kỳ quan hùng vĩ trên thế giới như: Vịnh Hạ Long của Việt Nam, Kim Tự Tháp Ai Cập, đền Taj Mahal của Ấn Độ, khu di tích đền Angkor Wat của Campuchia, vườn treo Babylon ở Tây Á và đền Artemis ở Hy Lạp. Với ý tưởng cực kỳ táo bạo và sáng tạo này thì cafe 7 kỳ quan là điểm đến số 1 của những người yêu thích ngắm nhìn, chụp những bức ảnh về thiên nhiên hùng vĩ, vĩnh hằng của tạo hóa.
Các món ăn ở cafe 7 kỳ quan được các foodee phản hồi là vừa đa dạng, vừa rất ngon và hấp dẫn, phục vụ chuyên nghiệp và bàn ghế, không gian ngồi rất thoải mái. Đặc biệt, buổi tối quán khá là đẹp với ánh đèn rải khắp lối đi và trên những cảnh quan trang trí của quán.
quan-cafe-dep-o-sai-gon-7-ky-quan-van-ly-truong-thanh
quan-cafe-dep-o-sai-gon-7-ky-quan-45
quan-cafe-view-dep-o-sai-gon-7-ky-quan-545
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-7-ky-quan
 
 
quan-cafe-dep-o-sai-gon-7-ky-quan-454
Xem địa chỉ tại đây:
 

7. Little Chair Coffee - Quán cafe đẹp ở quận 7

Little Chair Coffee tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Thập, quận 7, TPHCM. Quán thiết kế một màu sắc cổ điển kiểu Vintage rất riêng nên các bạn đến đây chụp ảnh và hẹn hò cùng người yêu và bạn bè. Quán này còn là điểm đến của một số người nổi tiếng quay video. Vật dụng trang trí trong quán được bày trí tạo cảm giác ấm cúng và nhẹ nhàng. Âm nhạc ở đây đa phần là nhạc nhẹ và nhạc lãng mạn.
Về các món uống thì chất lượng cũng rất ổn và giá cũng vừa túi tiền. Không khó hiểu khi quán được đánh giá là một trong những quán cafe đẹp ở Sài Gòn được nhiều người yêu thích nhất.

quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Little Chair Coffee buổi sáng
quan cafe dep o sai gon - little chair cua so
 
quan cafe dep o sai gon - little chair cua so
Xem địa chỉ tại đây:
 

8. Hương Đồng Nội Cafe - Quán cafe đẹp ở quận Tân Bình

Hương Đồng Nội Cafe là một trong những quán cafe đẹp ở Sài Gòn khắc họa thành công không gian vùng thảo nguyên xanh đẹp như bức tranh đồng quê miền Nam nước Pháp. Không gian quán cực kỳ đẹp và thơ mộng với những chiếc xích đu trắng, hoa đầy lối đi và thác nước chảy róc rách mạng lại cảm giác nhẹ nhàng của vùng thôn quê tĩnh lặng.
Hương Đồng Nội là điểm đến hẹn hò của những cặp tình nhân yêu thích sự lãng mạn, tinh tế và nhẹ nhàng. Một số người đến quán để chụp hình cưới, lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc tình. Điểm trừ của quán là quán có giá hơi đắt và hơi khó nhận biết khi nhìn từ bên ngoài.
Vài hình về khung cảnh thảo nguyên trong cafe Hương Đồng Nội:
Quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Cafe Hương Đồng Nội - 545
quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Cafe Hương Đồng Nội - 45
quan cafe dep o sai gon - Cafe Hương Đồng Nội - 455
 
quan cafe dep o sai gon - cafe Huong Đồng Nội - 56
Xem địa chỉ tại đây:

9. Oasis Cafe - Quán cafe đẹp ở quận Gò Vấp

Cafe Oasis là nơi khá nổi tiếng trong số những quán cafe đẹp ở Sài Gòn. Nằm trong một con hẻm ngay ngã sáu Nguyễn Thái Sơn, quẹo qua Phạm Văn Đồng bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ để vào quán. Quán cạnh một ngôi chùa. Không gian bên ngoài quán giống như một tòa lâu đài cổ kính và uy nghiêm, còn bên trong là sự kết hợp của sự trữ tình và tinh tế trong từng đồ vật trang trí cũng như tổng thể khung cảnh. Quán có 2 tầng với hệ thống đèn treo và hồ cá đủ sắc màu, có nhiều không gian từ máy lạnh đến sân vườn cho bạn lựa chọn.
Oasis cafe luôn đông khách buổi tối, nhất là thứ 7 và chủ nhật, quán hầu như không còn chỗ ngồi. Vì thế, nếu bạn muốn gặp gỡ bạn bè ở Oasis vào cuối tuần, nên cân nhắc đi sớm bạn nhé.
Chia sẻ hình ảnh của Oasis Cafe:
Quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Oasis Cafe - 454
quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Oasis Cafe - 54
quan cafe dep o sai gon - Cafe Oasis - 4545
 
quan cafe dep o sai gon - cafe Oasis - 453
Xem địa chỉ tại đây:
 
 

10. Fly Cupcake Garden - Quán cafe kem đẹp ở quận 3

Fly Cupcake Garden nổi tiếng là quán cafe kem có decor đẹp, sang trọng mà rất thoáng mát, gần gũi. Quán là điểm đến hẹn hò của nhiều bạn trẻ và là nơi tụ tập của những nhóm bạn một chiều Sài Gòn mát mẻ. Không gian quán gợi lên một bức tranh về khung cảnh thiên nhiên với lồng chim, chậu cây, bình hoa để bàn, ... Quán yên tĩnh và sang trọng, phục vụ tốt nên thích hợp để gặp gỡ những cuộc hẹn quan trọng với đối tác.
Quán bán các loại bánh cũng rất ngon và đáng thử, nước uống đa dạng và cũng được đánh giá khá tốt.
Chia sẻ hình ảnh về Fly Cupcake Garden:
Quán cafe đẹp ở Sài Gòn - fly cupcake - 454
quán cafe đẹp ở Sài Gòn - Fly Cupcake
quan cafe dep o sai gon - Fly Cupcake - 454
 
quan cafe dep o sai gon - Fly Cupcake - Banh
 
quan cafe dep o sai gon - Fly Cupcake - 215
 
Xem địa chỉ tại đây:

Công Toàn

10 hiểu lầm về trị số P trong khoa học

Trị số P đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, vì nó là "sổ thông hành", một loại bảo kê cho khả năng công bố quốc tế. Trị số P cũng là thước đo của khám phá khoa học. Nhưng rất tiếc là trị số P bị diễn giải sai rất nhiều. Diễn giải sai là vì người ta hiểu sai ý nghĩa của nó. Ngạc nhiên thay, ngay cả những người học và làm về thống kê cũng hiểu sai ý nghĩa của trị số P. Trong cái note này tôi sẽ liệt kê vài hiểu lầm phổ biến nhất.




Hiểu lầm 1: Trị số P là xác suất của một giả thuyết khoa học

Một cách hiểu rất phổ biến là trị số P là xác suất giả thuyết vô hiệu. Chẳng hạn như nhà khoa học phát hiện mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư với trị số P = 0.04, họ diễn giải rằng xác suất không có mối liên quan là 4%. Suy ra, xác suất có mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi là 96%. Nhưng cách hiểu này sai. Trị số P không nói gì về xác suất của một giả thuyết khoa học. Trị số P chỉ giúp chúng ta bác bỏ giả thuyết vô hiệu, chứ không chứng minh giả thuyết nào cả.

Hiểu lầm 2: Trị số P là xác suất dữ liệu xảy ra một cách ngẫu nhiên

Đây là một hiểu lầm mang tính khái niệm cơ bản. Theo cách hiểu này, khi một kết quả phân tích (ví dụ như giảm huyết áp 10 mmHg) với trị số P = 0.03, thì nhà nghiên cứu hiểu rằng xác suất mà kết quả đó xảy ra do yếu tố ngẫu nhiên là 3%; suy ra, xác suất kết quả giảm 10 mmHg là thật là 97%. Nhưng cách hiểu này cũng sai, bởi vì trị số P không nói lên kết quả nghiên cứu là ngẫu nhiên hay mang tính hệ thống.

Hiểu lầm 3: Trị số P là xác suất phát hiện sai

Đây là một hiểu lầm do suy nghĩ chưa cẩn thận. Một hiểu lầm phổ biến khác cho rằng P là xác suất phát hiện sai. Ví dụ như nhà khoa học tính toán hệ số tương quan, và có kết quả r = 0.25, với P = 0.01, họ hiểu rằng xác suất kết quả này sai là 1%. Suy ra, xác suất kết quả đúng là 99%. Nhưng cách hiểu này hoàn toàn sai, vì trị số P không cho chúng ta biết là kết quả nghiên cứu đúng hay sai.

Hiểu lầm 4: Trị số P là alpha

Khi thiết kế một nghiên cứu khoa học (nhất là nghiên cứu lâm sàng), nhà khoa học phải xác định ngưỡng alpha và beta của nghiên cứu. Nói nôm na, alpha là dương tính giả (tức là xác suất mà nghiên cứu cho ra kết quả dương tính nhưng trong thực tế chẳng có liên quan gì). Còn beta là âm tính giả (tức là xác suất mà nghiên cứu cho ra kết quả âm tính, nhưng trong thực tế thì có liên quan). Do đó, có nhiều nhà khoa học hiểu rằng trị số P chính là alpha, nhưng cách hiểu đó sai. Sai vì hiểu lầm khái niệm kiểm định giả thuyết (test of hypothesis). Trị số P là kết quả của kiểm định thống kê (test of significance), chứ không phải kiểm định giả thuyết.

Hiểu lầm 5: Trị số P càng thấp, mức độ ảnh hưởng càng cao

Đây là một hiểu lầm rất tai hại. Nhiều nhà nghiên cứu so sánh trị số P để đánh giá mức độ ảnh hưởng. Chẳng hạn như họ tìm trong y văn và thấy ảnh hưởng của thuốc statin trong một nghiên cứu có trị số P = 0.01, còn nghiên cứu của họ có trị số P = 0.001, họ suy luận rằng mức độ ảnh hưởng họ quan sát cao hơn mức độ ảnh hưởng báo cáo trong y văn. Nhưng cách hiểu này sai, vì trị số P không phản ảnh mức độ ảnh hưởng so sánh giữa hai hay nhiều trị số P là không có ý nghĩa gì cả.

Hiểu lầm 6: Nô lệ vào trị số P

Nhiều nhà nghiên cứu nghĩ (hay hiểu) rằng khi kết quả nghiên cứu có trị số P > 0.05 là xem như không có khác biệt hay không có ảnh hưởng. Họ chỉ chấp nhận kết quả với trị số P < 0.05. Nói cách khác, bất cứ kết quả nào có P < 0.05 là có ý nghĩa, còn P > 0.05 là không có ý nghĩa hoặc không đáng bàn. Tiêu biểu cho cách suy nghĩ này là một bài báo trên JAMA (tập san y khoa hàng số 1 trên thế giới) kết luận: “a low-fat dietary pattern did not result in a statistically significant reduction in invasive breast cancer risk,” nhưng khi nhìn vào kết quả thì thấy tỉ số nguy cơ là 0.91 (khoảng tin cậy 95%: 0/83 đến 1.01) và trị số P = 0.07. Đây là một kết luận … bậy bạ. Trị số P có độ dao động khá cao trong một quần thể, nên kết luận bằng cách lệ thuộc vào trị số P là một sai lầm nghiêm trọng.

Hiểu lầm 7: Trị số P > 0.05 là một kết quả "negative"

Cũng giông giống như hiểu lầm #5, nhiều nhà nghiên cứu có cách diễn giải theo nghĩa nhị phân: trắng-đen, có-không. Khi thấy kết quả P cao hơn 0.05, nhà nghiên cứu thường có xu hướng cho rằng kết quả là "âm tính" – negative, là nghiên cứu đã … thất bại. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là cách viết "The study failed to detect an effect"; chữ fail ở đây được dùng không đúng. Chẳng hạn như một nghiên cứu công bố trên tập san New England Journal of Medicine (được xem là kinh thánh y khoa) báo cáo tỉ số odds là 2.2 (khoảng tin cậy 95%: 0.83 đến 6.2), trị số P = 0.13, và tác giả viết "No difference in death rates"! Câu kết luận này sai, bởi vì trong thực tế là có difference, nhưng cái difference đó không có ý nghĩa thống kê. Viết kết luận như thế này được xem là … tài tử.

Trị số P không nói lên kết quả là dương tính hay âm tính, càng không cho chúng ta biết là thành công hay thất bại. Nhiều nghiên cứu báo cáo kết quả không có ý nghĩa thống kê (tức P > 0.05) thường có độ nhậy (power) thấp, và do đó, không thể cho ra câu trả lời dứt khoát. Nhà nghiên cứu có thể không 'chứng minh' hai nhóm khác nhau, nhưng nhà nghiên cứu cũng không thể bác bỏ giả thuyết rằng hai nhóm có thể khác nhau. Người ta có câu "Absence of proof is not proof of absence" hay "Absence of evidence is not evidence of absence" (không có bằng chứng không có nghĩa là bằng chứng không có). Những nghiên cứu có độ nhậy đầy đủ (tức trên 80%) mà cho ra một kết quả không có ý nghĩa thống kê thì mới CÓ THỂ xem là một kết quả âm tính.

Hiểu lầm 8: Lẫn lộn giữa ý nghĩa thống kê (statistical significance) và ý nghĩa lâm sàng / ý nghĩa thực tế (clinical significance / practical significance)

Như đề cập trên, nhiều nhà nghiên cứu diễn giải một kết quả có ý nghĩa thông kê (P < 0.05) như là khẳng định có mối liên hệ sinh học hay có ý nghĩa lâm sàng. Thật ra, trị số P không có giá trị sinh học, và cũng không thể diễn giải như là có ý nghĩa sinh học hay ý nghĩa lâm sàng. Trong lâm sàng và sinh học, mức độ ảnh hưởng (effect size), mức độ khác biệt giữa hai hay nhiều nhóm mới là điều quan trọng. Có ý nghĩa thống kê là một điều kiện cần, nhưng chưa đủ để kết luận mối liên hệ hay ảnh hưởng là có thật.

Hiểu lầm 9: Diễn giải trị số P trong bối cảnh nhiều giả thuyết

Tình huống tiêu biểu trong thực tế là một nghiên cứu kiểm định nhiều giả thuyết. Chẳng hạn như một nghiên cứu so sánh 50 biến số giữa hai nhóm bệnh nhân, tức nhà khoa học có 50 trị số P. Giả dụ như trong 50 trị số P đó, chỉ có một trị số P = 0.046, so sánh về chiều dài của ngón chân cái. Nhà khoa học kết luận rằng liệu pháp điều trị làm tăng chiều dài ngón chân cái của bệnh nhân! Nhưng cách hiểu hay diễn giải này sai, bởi vì nhà khoa học kiểm định quá nhiều giả thuyết, và cái ngưỡng alpha 0.05 không còn áp dụng nữa. Cái phát hiện có ý nghĩa thống kê rất có thể chỉ là ngẫu nhiên.

Hiểu lầm 10: Khoảng tin cậy 95% là xác suất của kết quả

Đây cũng là một hiểu lầm rất phổ biến trong khoa học. Tiêu biểu cho cách hiểu này là nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu và có kết quả thuốc bisph giảm nguy cơ tử vong với relative risk 0.75, khoảng tin cậy 95% 0.35 đến 0.97; nhà nghiên cứu diễn giải rằng thuốc giảm nguy cơ tử vong 25%, và xác suất 95% là mức độ giảm dao động từ 3% đến 65%. Nhưng về mặt lí thuyết cách hiểu này sai. Khoảng tin cậy 95% không phải là xác suất 95%. Để tính được xác suất 95% đó, phải dùng phương pháp Bayes.

Trị số P là một con số hay gặp nhất trong nghiên cứu khoa học. Trong một bài phân tích tuyệt vời trên JAMA, các tác giả dùng máy tính "đọc" các bài báo và abstracts trong Pubmed (công bố trong thời gian 1990-2015), họ nhận dạng ra gần 4.6 triệu trị số P trong số 1.6 triệu abstracts, và 3.4 triệu trị số P trong số 385 ngàn bài báo. Điều thú vị là trị số P có vẻ càng ngày càng thấp hơn, tức là có nhiều nghiên cứu có kết quả có ý nghĩa thống kê nhiều hơn.

Trên đây là 10 hiểu lầm (cũng có thể xem là sai sót) trong cách hiểu về ý nghĩa của trị số P. Những cách hiểu sai này gây tác hại rất lớn đến nghiên cứu khoa học. Rất nhiều thuốc vô hiệu quả, rất nhiều liệu pháp điều trị vô dụng, rất nhiều khám phá khoa học sai, rất nhiều kết luận gây hoang mang trong công chúng, rất nhiều đầu tư sai lầm, v.v. có nguồn từ hiểu sai trị số P. Chính vì hiểu sai rồi đi đến kết luận sai, nên đại đa số (có thể hơn 90%) các phát hiện khoa học báo cáo trên các tập san quốc tế là sai lầm.

Không phải chỉ giới khoa học, mà ngay cả giới báo chí cũng cần phải hiểu cho rõ ý nghĩa của trị số P. Hiểu rõ để tránh đi đến kết luận sai và đưa tin giật gân. Hi vọng rằng qua cái note này các bạn đã phân biệt được khoa học dỏm và khoa học thật qua trị số P.

Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?

Nhân sự việc các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.


 

Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

Người ta thường phân nhóm những sáng tác của Trịnh Công Sơn thành hai nhóm tình yêu và thân phận, nhưng tôi nghĩ cách phân nhóm đó cũng có thể áp dụng cho nhiều nhạc sĩ khác như Từ Công Phụng chẳng hạn. Tình yêu không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn tình yêu quê hương đất nước ("Tôi đi xem để thấy những gì yêu dấu Việt Nam") và giữa người với người "Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu"). Thỉnh thoảng cũng có một vài bài có chất "máu" (như câu "nhưng thép súng đang còn say máu thù" trong bài "Lính xa nhà"), nhưng cho dù như thế thì câu kết vẫn có hậu "Hẹn em khi khắp trời nở đây hoa có tôi về". Có thể nói rằng cái đặc tính nhân văn và nhân bản của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam là yếu tố mạnh nhất để phân biệt so với các ca khúc cùng thời ngoài Bắc vốn lúc nào cũng có nhiều mùi máu và súng đạn.

Cái đặc điểm nổi bật thứ hai là tính nghệ thuật trong các ca khúc.Khi nói "nghệ thuật" tôi muốn nói đến những lời ca đẹp, giàu chất thơ, và những giai điệu đẹp. Những bài ca mà ngay cả từ cái tựa đề đã đẹp. Những Dấu tình sầu, Giáng ngọc, Mùa thu cho em, Nghìn trùng xa cách, Tuổi biết buồn, Thà như giọt mưa, Giọt mưa trên lá, Hạ trắng, Diễm xưa, Ướt mi, và biết bao tựa đề có ý thơ và sâu lắng như thế đã đi vào lòng người thưởng ngoạn. Thử so sánh những tựa đề của các sáng tác cùng thời ngoài Bắc như Bài ca năm tấn, Em đi làm tín dụng, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, v.v. thì chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.

Lời ca trong những ca khúc trước 1975 ở miền Nam cũng là những lời đẹp. Tôi thán phục những nhạc sĩ như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Hoài Linh [không phải anh hề], Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên (và nhiều nữa) đã viết ra những lời ca đi vào lòng người. Không phải chỉ đơn giản nhân văn theo kiểu những ý tưởng trừu tượng trong sáng tác của Trịnh Công Sơn (ví dụ như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi", hay "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"), nhưng có khi đi thẳng vào vấn đề như Phạm Duy ("tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"). Còn nhiều nhiều bài đã đi vào lòng người qua những lời ca đẹp và giản dị: "Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng: 'Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư / Không tan theo cùng hư vô, không theo tháng năm phai mờ / Tình nào tha thiết anh ơi?". Có những lời ca mà tôi nghĩ giới trẻ ngày nay có thể mỉa mai cười khẩy nói sến, nhưng tuổi trẻ thì thường chưa đủ lớn để cảm những câu như "Tình vui theo gió mây trôi / ý sầu mưa xuống đời / lệ rơi lấp mấy tuổi tôi / mấy tuổi xa người  / ngày thần tiên em bước lên ngôi đã nghe son vàng tả tơi." (Tình khúc thứ nhất, nhạc Vũ Thành An, lời thơ Nguyễn Đình Toàn). 

Không biết từ thuở nào mà tôi đã mê bài Trộm nhìn nhau của Trầm Tử Thiêng và đã từng dự báo rằng bài này có ngày sẽ nổi tiếng. Thời đó, tôi mới về thăm nhà sau 20 năm xa cách, và nhìn người xưa, tôi thấy những câu "Ðôi khi trộm nhìn em / Xem dung nhan đó bây giờ ra sao / Em có còn đôi má đào như ngày nào" sao mà hay quá, hợp cảnh quá. Chỉ trộm nhìn thôi. Lời nhạc rất thơ. Mà, thật vậy, đa số những lời ca trong các sáng tác trước 1975 được viết ra như vẫn vần thơ hoặc phổ từ thơ. Người phổ thơ thành nhạc hay nhất là Nhạc sĩ Phạm Duy, được xem như là một "phù thuỷ âm thanh". Chính vì thế mà âm nhạc trước 1975 có những lời ca sang trọng. Thời nay, trong môi trường những ca khúc dung tục, rất hiếm thấy những ca khúc có những lời ca đẹp như trước.

Lạ một điều là cũng là nhạc tuyên truyền (ở ngoài Bắc gọi vậy) hay nhạc tâm lí chiến (cách gọi trong Nam), nhưng những sáng tác trong Nam thì lại được người dân nhớ và xưng tụng. Sau cuộc chiến, những bài gọi là "nhạc đỏ", dù được sự ưu ái của nhà cầm quyền văn hoá, chẳng ai nhớ hay muốn nhớ đến chúng. Ngược lại, những sáng tác về người lính ở trong Nam thời trước 1975 thì lại còn lưu truyền và nuôi dưỡng trong lòng dân, dù nhà cầm quyền ra sức cấm đoán! Ngay cả những người lính miền Bắc cũng thích những bài hát về lính của các nhạc sĩ trong Nam. Tại sao vậy? Tôi nghĩ tại vì tính nghệ thuật và nhân bản trong những sáng tác ở miền Nam. Người lính, cho dù là lính cộng sản hay cộng hoà, thì vẫn cảm được những câu "Con biết xuân này mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương" hay "Thư của lính, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay". Những lời ca đó không có biên giới chính trị.

Đặc điểm thứ ba là tự do. Dù có kiểm duyệt, nhưng nói chung các nghệ sĩ trước 1975 ở miền Nam có tự do sáng tác. Không ai cấm họ nói lên nỗi đau và những mất mát của chiến tranh. Không ai "đặt hàng" họ viết những bài ca tụng lãnh đạo như ngoài Bắc. Thật vậy, nhìn lại dòng nhạc thời đó, chẳng có một ca khúc nào ca tụng ông Nguyễn Văn Thiệu cả. Có một bài ca tụng ông Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chẳng ai ca vì nó được dùng trong mấy rạp chiếu bóng là chính. Thay vì ca ngợi "lãnh tụ" dòng nhạc miền Nam ca ngợi con người và dân tộc, nhưng cũng đồng thời nói lên nỗi đau của chiến tranh.

Trịnh Công Sơn viết hẳn một loạt "Ca khúc Da Vàng" (mà hình như cho đến nay vẫn chưa được phép phổ biến). Trong thời chiến mà họ vẫn có thể phổ biến những sáng tác không có lợi cho chính quyền. Những ca khúc như "Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ / Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn" chắc chắn không có cơ may xuất hiện trong âm nhạc miền Bắc thời đó (và ngay cả sau này). Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thời chiến có lẽ là bài "Kỉ vật cho em" (phổ thơ của Linh Phương) với những lời ca ray rứt, bi thảm: "Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime / Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã / Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả / Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa / Anh trở về trên chiếc băng ca / Trên trực thăng sơn màu tang trắng." Nghe nói ca khúc này đã làm cho chính quyền VNCH rất khó chịu với nhạc sĩ.

Tiêu biểu cho tinh thần tự do sáng tác có lẽ là tự sự của Phạm Duy: "Tôi đưa ra một câu nói thôi: ‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn."

Cái tính tự do còn thể hiện qua một thực tế là chính quyền thời đó không cấm đoán việc phổ biến các nhạc sĩ còn ở ngoài Bắc. Những sáng tác của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, v.v. đều được phổ biến thoải mái trong Nam. Ngay cả bài quốc ca mà chính quyền vẫn sử dụng bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước vốn là một người cộng sản. Ngược lại, nhà cầm quyền ngoài Bắc thì lại cấm, không cho phổ biến các sáng tác của các nhạc sĩ trong Nam hay đã vào Nam sinh sống.

Đặc điểm thứ tư của âm nhạc ngày xưa là tính phong phú về chủ đề. Khác với nhạc ngoài Bắc cùng thời tất cả dồn cho tuyên truyền và kêu gọi chiến tranh, các sáng tác trong Nam không kêu gọi chiến tranh nhưng yêu thương kẻ thù. Nhạc thời đó đáp ứng cho mọi nhu cầu của giới bình dân đến người trí thức, từ người dân đến người lính, từ trẻ em đến người lớn quan tâm đến thời cuộc, từ tình yêu lãng mạn đến triết lí hiện sinh, từ tục ca đến đạo ca, từ nhạc trẻ đến nhạc "tiền chiến", từ nhạc tâm lí chiến (tuyên truyền) đến nhạc chống chiến tranh, nói chung là đủ cả. Không chỉ sáng tác bằng tiếng Việt mà còn trước tác hay dịch từ các ca khúc nổi tiếng ở nước ngoài để giới thiệu cho công chúng Việt Nam.

Tôi nghĩ 4 đặc điểm đó có thể giải thích tại sao những ca khúc dù đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà vẫn còn phổ biến và được yêu chuộng cho đến ngày nay. Những cấm cản chỉ là biện pháp tuyệt vọng. Mai kia mốt nọ, nếu có người viết lại lịch sử âm nhạc, tôi nghĩ họ sẽ ghi nhận những sáng tác thời trước 1975 ở miền Nam là một kho tàng vàng son của âm nhạc Việt Nam. Như là một qui luật, những bài hát tuyên truyền thuần tuý, những bài ca sắc máu, những sáng tác kêu gọi giết chóc và hận thù sẽ bị đào thải, và thực tế đã chứng minh điều đó. Đó là những social infection, rất khó tồn tại trong lòng người thưởng ngoạn. Ngược lại, chỉ có những sáng tác đậm tính nhân văn, giàu nghệ thuật chất, và phong phú xuất phát từ tinh thần tự do thì mới tồn tại theo thời gian.

Dịch vụ SEO